Bệnh dị ứng da là gì? Đây là tình trạng da liễu cực kỳ phổ biến mà ai cũng có nguy cơ mắc phải. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.
Bệnh dị ứng da là gì?
Dị ứng da hay viêm da dị ứng là tình trạng hàng rào bảo vệ da bị viêm nhiễm bởi một số tác nhân bên ngoài. Điều này khiến da phản ứng mạnh mẽ, dẫn đến phát ban, nổi mẩn đỏ và vô cùng ngứa ngáy.
Dị ứng da được chia thành 2 cấp độ:
- Dị ứng da cấp tính: Triệu chứng bệnh chỉ kéo dài từ vài ngày đến vài tháng. Biểu hiện qua tình trạng phù nề, nóng rát, sưng đỏ, nổi mụn nước,…
- Dị ứng da mãn tính: Đây là mức độ tương đối nghiêm trọng. Vì bệnh thường tái đi tái lại nhiều lần. Đồng thời tổn thương da cũng nghiêm trọng hơn, khiến việc điều trị cũng khó khăn hơn.
Đối tượng nào dễ bị dị ứng da?
Ở phần trên, chúng tôi đã giải thích bệnh dị ứng da là gì. Vậy ai có nguy cơ mắc phải căn bệnh này?
Bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị viêm da dị ứng. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp mắc bệnh rơi vào trẻ em với tỷ lệ lên đến 20%. Đặc biệt, nhóm trẻ có mắc hen suyễn hoặc sốt cỏ khô.
Ngoài ra, những người có làn da khô hoặc nhạy cảm cũng có nguy cơ cao mắc bệnh dị ứng da.
Bệnh dị ứng da có lây không?
Bệnh dị ứng da là gì? Chắc hẳn nhiều bạn đọc băn khoăn rằng căn bệnh này có lây lan hay không. Tuy nhiên, bạn có thể yên tâm vì bệnh không có khả năng lây lan khi tiếp xúc trực tiếp. Nhưng trong trường hợp trên người có vết thương hở, bạn cần chú ý để tránh chạm phải. Dù vậy nhưng dị ứng da có thể truyền từ thế hệ này sang các thế hệ sau.
Nguyên nhân nào dẫn đến dị ứng da
Nguyên nhân gây bệnh dị ứng da được xác định do hệ miễn dịch hoạt động quá mức khi da tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài. Bao gồm:
- Tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, lông thú, mỹ phẩm hoặc bị côn trùng đốt.
- Thời tiết thay đổi đột ngột làm da không thích ứng kịp và dẫn đến nổi mẩn đỏ, phát ban và ngứa ngáy.
- Cơ thể không thể dung nạp một số loại thực phẩm như sữa, trứng, các loại hạt, hải sản,…
- Thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc mang thai.
- Tâm trạng lo lắng, căng thẳng và áp lực.
- Một số bệnh lý da liễu cũng làm xuất hiện tình trạng dị ứng da, chẳng hạn như bệnh chàm, mề đay,…
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc sử dụng khi điều trị bệnh.
Ngoài ra, dị ứng da còn có yếu tố di truyền. Điều này có nghĩa là nếu bố hoặc mẹ từng mắc bệnh thì khả năng lây truyền cho con rất cao.
Các dạng dị ứng da thường gặp
Chúng ta đã biết được bệnh dị ứng da là gì. Trên thực tế, căn bệnh này còn được chia thành nhiều dạng khác nhau dựa theo triệu chứng đặc trưng của từng thể.
Bệnh dị ứng da là gì? Dạng dị ứng da tiếp xúc
Dị ứng da tiếp xúc hay còn gọi là viêm da dị ứng tiếp xúc. Nó xảy ra do cơ thể trực tiếp tiếp xúc với chất gây kích thích hoặc dị ứng. Thông thường, đó có thể là kim loại, hóa chất, mỹ phẩm, nọc của côn trùng,… Bệnh gây ra cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Tuy nhiên, bệnh có thể thuyên giảm trong khoảng 1 tháng.
Dị ứng thời tiết
Bệnh dị ứng da là gì? Một trong những dạng tiếp theo của căn bệnh này phải kể đến dị ứng thời tiết. Thể bệnh này thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa hoặc mùa đông.
Khi thời tiết đột ngột chuyển sang nóng hoặc lạnh, trung tâm điều khiển không kịp điều chỉnh hoạt động. Hậu quả dẫn đến rối loạn trong cơ thể và biểu hiện ra ngoài bằng việc nổi mẩn đỏ, mề đay, sưng phù da và ngứa ngáy.
Bệnh dị ứng da là gì? Dị ứng da cơ địa
Dạng tiếp theo của dị ứng da là dị ứng da cơ địa hay viêm da cơ địa. Thông thường, những người mắc bệnh này có cơ địa rất nhạy cảm. Nếu thay đổi sữa tắm, mỹ phẩm hoặc chạm vào các loại trang sức, da của họ sẽ bị dị ứng và xuất hiện ban đỏ một phần hoặc toàn thân.
Dị ứng tiếp xúc bội nhiễm
Viêm da tiếp xúc bội nhiễm là tình trạng nặng của viêm da tiếp xúc. Khi vùng da tổn thương bị virus, vi khuẩn và nấm xâm nhập làm nhiễm trùng sẽ dẫn đến thể bệnh này. Triệu chứng bao gồm sưng đỏ, lở loét và ngứa ngáy dữ dội. Nếu không điều trị đúng cách có thể kéo theo hoại tử da hoặc nhiễm trùng máu.
Triệu chứng chung khi bị dị ứng da
Bệnh dị ứng da là gì? Biểu hiện ra sao? Mặc dù có nhiều dạng khác nhau, nhưng hầu hết những trường hợp bị dị ứng da đều có những biểu hiện chung như:
- Xuất hiện các mảng đỏ, phù nề trên da.
- Xung quanh vùng da tổn thương nổi các mụn nước li ti.
- Khi mụn nước vỡ sẽ tiết ra chất dịch bên trong. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng.
- Làn da trở nên khô rát, nứt nẻ và dễ bị bong tróc.
- Có cảm giác nóng rát, châm chích và ngứa ngáy dữ dội.
- Tổn thương còn ảnh hưởng đến những cơ quan khác. Chẳng hạn như làm sưng môi, lưỡi, đỏ mắt,…
Bệnh dị ứng da là gì? Có nguy hiểm không?
Bệnh dị ứng da là gì? Dị ứng da có nguy hiểm không? Tuy chỉ là bệnh ngoài da nhưng dị ứng da vẫn có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Cụ thể:
- Nhiễm trùng da do người bệnh thường có xu hướng cào gãi, khiến da bong tróc và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
- Hơn 1/2 trường hợp bị dị ứng da ở trẻ em phát triển thành hen suyễn và viêm mũi dị ứng. Đặc biệt, hen suyễn có thể ảnh hưởng đến hô hấp, đe dọa tính mạng của người bệnh.
- Những tổn thương dày đặc trên da làm giảm vẻ thẩm mỹ của người bệnh. Điều này khiến họ trở nên tự ti và ngại gặp gỡ những người xung quanh.
- Tình trạng ngứa ngáy và khó chịu do dị ứng da cũng phần nào ảnh hưởng đến giấc ngủ của người bệnh. Nó làm sinh ra tình trạng mất ngủ, khó ngủ, mệt mỏi. Lâu dần có thể gây ra những vấn đề tâm lý nghiêm trọng.
Làm thế nào để phòng ngừa dị ứng da?
Chúng ta đã hiểu bệnh dị ứng da là gì cũng như các tác hại của nó. Do đó, bạn cần phải phòng tránh bệnh ngay từ bây giờ bằng những cách sau:
- Thường xuyên dưỡng ẩm cho da ít nhất 2 lần mỗi ngày, đặc biệt vào lúc thời tiết hanh khô.
- Hạn chế tắm nước quá nóng hoặc tắm quá lâu.
- Uống đủ nước mỗi ngày; sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ; giảm bớt việc tiêu thụ rượu, bia, nước ngọt.
- Nên chọn các loại mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da, xà phòng, sữa tắm dịu nhẹ và phù hợp với da, nhất là những người có cơ địa nhạy cảm.
- Hạn chế mặc đồ bó sát, hoặc các loại trang phục làm từ chất liệu thô ráp, kích ứng. Thay vào đó, nên lựa chọn các loại quần áo rộng rãi, thoáng mát và dễ hút mồ hôi.
- Thường xuyên dọn dẹp và vệ sinh nhà cửa sạch sẽ. Tránh đi đến những nơi có nhiều khói bụi, ô nhiễm nặng.
- Nếu phải ra đường khi trời nắng, đừng quên thoa kem chống nắng và che kín thân thể.
Bài viết vừa rồi đã cung cấp những thông tin liên quan đến bệnh dị ứng da là gì. Từ đó, có biện pháp bảo vệ bản thân và gia đình khỏi tình trạng này. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường trên da, bạn nhất định không được tự chữa trị tại nhà. Thay vào đó, hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và có lộ trình điều trị phù hợp.