Bệnh nổi mề đay là gì? Nguyên nhân – Triệu chứng  – Biến chứng – Cách phòng ngừa

Bệnh nổi mề đay là gì? Đây là một trong những dạng dị ứng da thường gặp. Tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nó khiến người bệnh luôn trong trạng thái “đứng ngồi không yên” bởi sự ngứa ngáy và khó chịu vô cùng. Và để hiểu rõ hơn về tính nghiêm trọng của bệnh, mời các cùng theo dõi bài viết sau.  

Bệnh nổi mề đay là gì? 

Bệnh nổi mề đay là gì? Mề đay (hay mày đay) là tình trạng các mao mạch dưới da hoặc niêm mạch phản ứng mạnh mẽ với các tác nhân bên trong và bên ngoài cơ thể. Điều này dẫn đến da trở nên sưng phù, phồng rộp cũng như tấy đỏ. Lúc này, người bệnh cảm thấy khó chịu như đang bị châm chích và ngứa ngáy vô cùng.  

noi me day la benh gi
Nổi mề đay là bệnh gì?

Có mấy loại nổi mề đay? 

Chúng ta đã tìm hiểu về bệnh nổi mề đay là gì. Tuy nhiên, căn bệnh này còn được chia thành nhiều dạng khác nhau. Về cơ bản, gồm có 2 thể dựa trên thời gian tồn tại triệu chứng. Cụ thể: 

  • Nổi mề đay cấp tính: Bệnh xuất hiện đột ngột với các vết phát ban ở một số khu vực trên da hoặc lan rộng toàn thân. Thông thường, dạng này kéo dài trong khoảng thời gian khá ngắn, trên dưới 6 tuần. Nếu được điều trị đúng cách, triệu chứng có thể thuyên giảm sau 72 tiếng. 
  • Nổi mề đay mãn tính: Thời gian tổn thương kéo dài hơn 6 tuần. Đồng thời triệu chứng cũng nặng nề hơn. Bên cạnh phát ban và ngứa rát, bệnh còn gây ra tình trạng khó thở, đau nhức cơ, nôn mửa,… Điều này cũng cho thấy mức độ nghiêm trọng của bệnh mày đay. 

Những vị trí trên cơ thể thường bị nổi mề đay mẩn ngứa

Những vị thường bị bệnh nổi mề đay là gì? Mày đay có thể phát triển ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Trong đó, phổ biến nhất là vùng mặt, cổ họng, cánh tay, chân và mông. Nguyên nhân vì đây đều là những vùng da nhạy cảm, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố trong môi trường. 

nhung vi tri bi noi me day la gi
Những vị trí bị bệnh nổi mề đay là gì?

Ai có nguy cơ bị bệnh nổi mề đay? 

Những nhóm có nguy cơ cao bị nổi mề đay gồm: 

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Nguyên nhân một phần do da của các bé tương đối mỏng manh cũng như hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Do đó, khi thời tiết thay đổi hoặc dị ứng thức ăn, nhiễm trùng, da sẽ lập tức nổi mẩn đỏ và phát ban. 
  • Phụ nữ đang mang thai: Nguyên nhân phần lớn do thay đổi nội tiết tố cũng như căng thẳng trong quá trình mang thai. Việc sử dụng một số loại thuốc trị bệnh vào lúc này thường bị hạn chế nên triệu chứng mề đay có thể càng nghiêm trọng hơn. 
  • Phụ nữ sau sinh: Sau khi sinh, sức khỏe của người mẹ rất dễ bị suy kiệt. Cộng thêm các yếu tố khác như cảm xúc, thiếu ngủ, chế độ ăn uống thay đổi,… tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh mề đay xâm nhập và phát triển. 
benh me day la gi doi tuong co nguy co cao
Bệnh mề đay là gì? Đối tượng có nguy cơ cao

Dù thế, ai cũng tiềm ẩn khả năng mắc bệnh mề đay mẩn ngứa nếu không chăm sóc và vệ sinh cơ thể cẩn thận. Do đó, bạn tuyệt đối không được chủ quan khi mình không thuộc trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao. 

Nguyên nhân gây bệnh nổi mề đay là gì? 

Nguyên nhân bị bệnh nổi mề đay là gì? Hầu hết các trường hợp mắc bệnh nổi mề đay đều xuất phát từ việc bị dị ứng với một số yếu tố như: 

  • Thuốc: Một số loại thuốc gây mẫn cảm cho người dùng như kháng sinh, giảm đau, kháng viêm,… 
  • Hóa mỹ phẩm: Khi sử dụng các sản phẩm làm đẹp không rõ nguồn gốc và chứa thành phần độc hại, da bạn sẽ bị kích ứng dẫn đến nổi mày đay. 
  • Thực phẩm: Có không ít trường hợp khi tiêu thụ các loại hải sản có vỏ, trứng, sữa, đậu phộng,… lại bị phát ban đỏ trên da. Nguyên nhân vì hệ miễn dịch nhầm lẫn những thức ăn này là yếu tố ngoại lai và cố loại bỏ chúng. 
  • Dị nguyên: Khói bụi, phấn hoa, lông thú,… cũng có thể dẫn đến tình trạng nổi mề đay khắp người. 
benh noi me day la gi nguyen nhan bi noi me day
Bệnh nổi mề đay là gì? Nguyên nhân bị nổi mề đay

Ngoài ra, hiện tượng bệnh nổi mề đay là gì còn bởi một số nguyên nhân khác như: 

  • Thời tiết thay đổi đột ngột trong khi cơ thể chưa kịp thích ứng.  
  • Vết cắn của côn trùng phát tán. 
  • Di truyền
  • Môi trường sống/ làm việc ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh. 
  • Chức năng gan suy yếu, dẫn đến hạn chế nhiệm vụ khử độc và giải độc. 

Triệu chứng của bệnh nổi mề đay là gì?

Triệu chứng bệnh nổi mề đay là gì? Các trường hợp khi mắc bệnh mày đay đều có những biểu hiện gồm: 

hinh anh benh noi me day
Hình ảnh bệnh nổi mề đay
  • Những nốt đỏ và sẩn phù xuất hiện rải rác hoặc tập trung thành cụm trên da. Chúng có đặc điểm là cứng, hơi gồ lên so với bề mặt da. 
  • Ban đầu, nốt ban mọc ở một vùng cơ thể rồi từ từ lan rộng ra toàn thân. 
  • Vùng giữa các mảng mề đay sẽ chuyển màu trắng khi dùng tay ấn vào. 
  • Người bệnh cảm thấy da như bị vật nhọn châm chích, rất khó chịu và ngứa ngáy. Để xoa dịu, đa số trường hợp đều cố gắng cào gãi hoặc chà xát mạnh lên vùng da tổn thương. Tuy nhiên điều này chỉ làm tình trạng thêm trầm trọng. 
  • Trong trường hợp bệnh trở nặng sẽ có thêm một số triệu chứng như môi và mắt sưng phù, rối loạn nhịp tim, tiêu chảy, tụt huyết áp,… 

Nổi mề đay có nguy hiểm không? 

Bệnh nổi mề đay là gì? Có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng đay ở dạng cấp tính, bạn có thể yên tâm phần nào. Vì chỉ cần chăm sóc và giữ vệ sinh làn da vài ngày hoặc vài tuần, triệu chứng sẽ từ từ biến mất. 

Tuy nhiên, trong trường hợp bị nổi mề đay liên tục (trên 1,5 – 2 tháng), bạn nhất định không được chủ quan. Bởi lúc này, bệnh đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Và điều quan trọng cần làm là phải chữa trị mề đay đúng cách. Nếu không, tổn thương sẽ nghiêm trọng hơn và kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể: 

bien chung noi me day la gi
Biến chứng bệnh nổi mề đay là gì?
  • Biến chứng ít nghiêm trọng nhất là để lại sẹo và vết thâm trên da, gây mất thẩm mỹ. 
  • Nặng hơn, nếu người bệnh cào gãi mạnh sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng, bội nhiễm. 
  • Không chỉ dừng lại ở da, tổn thương còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác trên cơ thể. Trước hết là hệ hô hấp, gây ra sưng mạch khí quản, khó thở, thở gấp, thậm chí nghẹt thở. 
  • Mề đay xuất hiện ở đường tiêu hóa sẽ dẫn đến đau quặn bụng, tiêu chảy và nôn ói. 
  • Trong khi đó, nếu bệnh ảnh hưởng đến não, nguy cơ cao sẽ bị phù nề não, giãn mạch nhanh, tụt huyết áp đột ngột, sốc phản vệ,… Đôi khi điều này đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh. 

Những câu hỏi liên quan đến bệnh nổi mề đay là gì

Bệnh nổi mề đay có lây không? 

Chúng ta đã biết bệnh nổi mề đay là gì. Từ những điều đó, nhiều người thắc mắc rằng căn bệnh này có lây lan hay không? 

Thế nhưng, các bạn không cần phải lo lắng quá nhiều về điều này. Mề đay không phải bệnh truyền nhiễm. Do đó khả năng lây cho người khác là điều không thể. Tuy nhiên, nếu người bị bệnh không chăm sóc da cẩn thận, tổn thương sẽ lan rộng đến cả những vùng da lành lặn. Bên cạnh đó, vì có tính di truyền nên bệnh có thể truyền đến nhiều thế hệ trong gia đình có người mắc. 

Nổi mề đay kiêng ăn gì? 

Bệnh nổi mề đay là gì? Nên kiêng ăn gì khi mắc? Với người bị nổi mề đay, để tránh bệnh tình thêm nghiêm trọng, cần nói không với những loại thực phẩm sau: 

  • Thực phẩm giàu đạm: tôm, cua, cá biển, hải sản, thịt bò, sữa bò… có thể tăng tình trạng ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ, thậm chí dẫn đến sốc phản vệ. 
  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ: tránh sử dụng các gia vị có vị cay như tiêu, ớt, gừng,…  và đồ ăn cay. Đồng thời tránh xa những món ăn nhiều dầu mỡ vì chúng khiến da dễ bong tróc hơn.  
  • Thực phẩm nhiều đường và muối: những thực phẩm này khiến triệu chứng nổi mẩn đỏ thêm nghiêm trọng. Không những vậy, còn gây khó khăn cho việc điều trị và hồi phục. 
  • Các chất kích thích: người bị mề đay nên hạn chế hoặc tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có ga,… 
benh noi me day la gi nen kieng an gi
Bệnh nổi mề đay là gì? Nên kiêng ăn gì?

Ngoài những loại thực phẩm cần kiêng, người bệnh còn phải tuyệt đối không được cào gãi hay chà xát lên vùng da tổn thương. Vì điều này tưởng chừng như là cách giảm ngứa dễ dàng nhưng nó chỉ khiến tổn thương nghiêm trọng hơn và dẫn đến nhiễm trùng. 

Bên cạnh đó, cũng cần tránh sử dụng các loại hóa mỹ phẩm. Vì làn da rất có thể bị kích ứng bởi các thành phần trong đó và khiến tình trạng mẩn ngứa thêm nặng hơn. 

Bị nổi mề đay có kiêng gió không? 

Bệnh nổi mề đay là gì? Có cần tránh gió hay không? Bởi rất nhiều người quan niệm nên che chắn cơ thể thật kín đáo, tránh để tiếp xúc với gió mới có thể cải thiện triệu chứng. 

Tuy nhiên điều này chỉ đúng với những trường hợp mắc mày đay do nguyên nhân dị ứng thời tiết hoặc môi trường sống. Và những trường hợp còn lại thì không cần thiết phải làm như thế. Hơn nữa, khi kiêng khem quá kỹ, ở phòng quá kín lại khiến da trở nên bí bách và đổ mồ hôi nhiều hơn. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển cũng như tăng nguy cơ nhiễm trùng da. 

Bệnh nổi mề đay là gì? Có tự khỏi không? 

Nổi mề đay có tự khỏi không? Việc này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn như mức độ cấp tính hay mãn tính, tình trạng cơ địa và sức khỏe và nguyên nhân gây bệnh. 

Thông thường, với những trường hợp triệu chứng nhẹ, người bệnh phát hiện sớm và biết cách điều dưỡng, triệu chứng có thể cải thiện trong khoảng vài ngày hoặc vài tuần.  

benh noi me day la gi co tu khoi khong
Bệnh nổi mề đay là gì? Có tự khỏi không?

Mặt khác, nếu bạn mắc chứng mày đay do bị dị ứng thức ăn, phấn hoa, chất tẩy rửa,… khả năng chuyển sang mãn tính rất cao. Lúc này, người bệnh phải đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị theo phương pháp thích hợp. Bạn tuyệt đối không được áp dụng một số phương pháp dân gian hay tự dùng thuốc mà chưa tham khảo ý kiến của người có chuyên môn. Vì như vậy rất nguy hiểm. 

Nhìn chung, dù là tình trạng mề đay nhẹ hay nặng, người bệnh tuyệt đối không được lơ là. Đồng thời, đây là căn bệnh có khả năng tái phát rất cao. Ngay cả khi đã khỏi, bạn vẫn không nên chủ quan, lơ là việc chăm sóc và điều dưỡng cơ thể nhằm tránh tình trạng mắc bệnh trở lại. 

Để giảm thiểu nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần, bạn nên chọn phương pháp điều trị phù hợp. Phương pháp chữa trị bệnh nổi mề đay là gì? Hiện nay, chưa có cách trị dứt điểm căn bệnh này. Nhưng vẫn có một số phương pháp giúp kiểm soát triệu chứng cũng như hạn chế biến chứng nguy hiểm. Trong đó, chữa mề đay bằng Đông y  là một gợi ý tuyệt vời.  

Cách phòng tránh bệnh nổi mề đay là gì? 

Thay vì để mắc bệnh rồi chữa trị tốn kém, hãy phòng tránh ngay từ bây giờ. Bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau để hạn chế nguy cơ bị nổi mề đay: 

benh noi me day la gi cach phong tranh
Bệnh nổi mề đay là gì? Cách phòng tránh
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da lành tính, tránh tiếp xúc với các chất tẩy rửa mạnh. 
  • Khi thời tiết chuyển lạnh, hãy chú ý giữ ấm cơ thể bằng cách khoác thêm áo choàng, khăn quàng cổ, mang bao tay,… 
  • Tránh mặc quần áo bó sát, chật chội, làm từ chất liệu dễ kích ứng như da lộn, len, bố,… 
  • Vệ sinh thân thể mỗi ngày và luôn giữ môi trường sống thật sạch sẽ. 
  • Cần trang bị quần áo dài, găng tay, ủng trong trường hợp đi đến những khu vực ẩm ướt, nhiều côn trùng sinh sống. 
  • Điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa vừa phải, không nên chỉnh quá thấp khiến da dễ kích ứng. 
  • Tiêu thụ nhiều loại rau củ quả, uống đủ nước, ăn uống đủ chất. 
  • Thay vì thức khuya, hãy ngủ đúng giờ và đảm bảo đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày. Đồng thời, luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng quá mức. 

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu những thông tin cần thiết về bệnh nổi mề đay là gì. Hy vọng, những điều mà chúng tôi chia sẻ có thể giúp bạn phòng tránh tối đa nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, nếu phát hiện những biểu hiện bất thường trên da, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *