Bệnh suy giãn tĩnh mạch và 9 vấn đề bạn nhất định phải biết

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì? Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch do đâu? Tác hại của giãn tĩnh mạch nếu không điều trị kịp thời ra sao? Để giải đáp những câu hỏi này, mời bạn đọc cùng đọc qua bài viết dưới đây để tìm hiểu về bệnh giãn tĩnh mạch. Từ đó, có cách phòng tránh và ngừa bệnh hiệu quả nhé!

Mục Lục

Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì? 

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì? Suy giãn tĩnh mạch hay còn gọi với những tên khác như suy tĩnh mạch, giãn tĩnh mạch, co giãn tĩnh mạch, suy tĩnh mạch mạn tính. Theo Bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám Đông y An Đông, đây là tình trạng máu ở hệ thống tĩnh mạch bị ứ đọng và không thể về tim theo đường tĩnh mạch chủ. 

Biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch có thể nhìn thấy qua bề mặt da. Đó là những đường gân màu xanh, ngoằn ngoèo và phình to. Lâu dần, người bệnh sẽ cảm thấy đau, mệt mỏi cùng những thay đổi như phát ban, loét da. 

benh suy gian tinh mach la gi
Bệnh suy giãn tĩnh mạch là gì

Một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tỷ lệ mắc chứng suy tĩnh mạch ở người đang còn làm việc là 35%. Trong khi đó, con số này lên đến 50% ở nhóm người đã nghỉ hưu. Ngoài ra, khả năng bị giãn tĩnh mạch ở nữ giới cao gấp 3 lần nam giới. 

Nguyên nhân suy giãn tĩnh mạch

Có 4 Nguyên nhân dẫn đến giãn tĩnh mạch cụ thể như sau: 

Nguyên nhân bệnh giãn tĩnh mạch do vấn đề tuổi tác

Nguyên nhân của giãn tĩnh mạch đầu tiên phải kể đến là do tuổi tác cao. Tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cao hơn nhiều so với nhóm người trẻ tuổi. Bởi khi càng lớn tuổi, các cơ quan trong cơ thể sẽ bị lão hóa, suy giảm chức năng và dễ mắc nhiều bệnh lý, trong đó gồm giãn tĩnh mạch. Vì vậy, chăm sóc sức khỏe là ưu tiên hàng đầu đối với những ai bước vào độ tuổi từ 50 trở lên. 

nguyen nhan benh suy gian tinh mach do tuoi tac
Nguyên nhân bệnh suy giãn tĩnh mạch là do tuổi tác

Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch do thói quen sinh hoạt

Một nguyên nhân bệnh suy giãn tĩnh mạch khác chính là thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Một số người thường xuyên đứng hoặc ngồi trong thời gian dài có khả năng cao mắc bệnh. Ngoài ra, những nghề nghiệp đặc thù phải mang vác nặng, vận động quá sức cũng dễ khiến phát sinh bệnh. 

Nguyên nhân giãn tĩnh mạch do không kiểm soát cân nặng 

Giãn tĩnh mạch nguyên nhân do cân nặng vì cân nặng quá lớn sẽ tác động đến chân, khiến máu bị dồn về chân, dẫn đến bệnh. Do đó,  người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh ở mức rất cao. 

beo phi la nguyen nhan gay suy gian tinh mach
Béo phì là nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch

Nguyên nhân của bệnh suy giãn tĩnh mạch khác

Bên cạnh 3 nguyên nhân bệnh giãn tĩnh mạch trên, một số yếu tố cũng dẫn đến bệnh suy tĩnh mạch như: 

  • Do di truyền: Theo thống kê, khoảng 80% trường hợp giãn tĩnh mạch có cha hoặc mẹ cũng từng gặp phải căn bệnh này. 
  • Phụ nữ: Nữ giới mang thai nhiều lần hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh có nguy cơ mắc bệnh giãn tĩnh mạch cao. Ngoài ra, những  chị em thường xuyên mang giày cao gót cũng có thể mắc căn bệnh này. 
  • Nguyên nhân khác: nhiễm trùng, biến chứng sau phẫu thuật, bó bột quá chặt,…  
di truyen cung la yeu to hang dau dan toi suy gian tinh mach
Di truyền cũng là yếu tố hàng đầu dẫn tới suy giãn tĩnh mạch

Sau khi đã hiểu rõ nguyên nhân bị giãn tĩnh mạch, mời các bạn tham khảo ở những biểu hiện bệnh giãn tĩnh mạch ở phần tiếp theo. 

Triệu chứng suy giãn tĩnh mạch

Triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch diễn biến rất âm thầm và thường không rõ ràng lúc mới xuất hiện. Điều này gây khó khăn để người bệnh phát hiện và điều trị kịp thời. Càng để lâu, bệnh sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 

dau hieu nhan biet benh suy gian tinh mach
Dấu hiệu nhận biết bệnh suy giãn tĩnh mạch

Vì vậy, bạn hãy chủ động kiểm tra sức khỏe thường xuyên và chú ý những triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch. Bệnh giãn tĩnh mạch triệu chứng gồm: 

  • Chân bị đau mỏi, nặng nề khi đi lại. 
  • Vào ban đêm có thể xảy ra tình trạng chuột rút. 
  • Cả bàn chân hoặc mắt cá chân bị phù nề. 
  • Vùng da cẳng chân thay đổi màu sắc. 
  • Cảm giác như có kim châm ở chân. 
  • Trên da xuất hiện những đường tĩnh mạch màu xanh nổi phồng lên. Trường hợp nặng có thể thấy các búi tĩnh mạch hoặc mảng bầm to nổi trên da. 
  • Người bệnh đau nhức, khó chịu. 

Hình ảnh suy giãn tĩnh mạch

Mời bạn đọc cùng xem qua một số hình ảnh giãn tĩnh mạch để hình dung rõ hơn về hiện tượng suy giãn tĩnh mạch

hinh anh gian tinh mach 2
Hình ảnh giãn tĩnh mạch 2
Hình ảnh giãn tĩnh mạch qua các cấp độ
hinh anh gian tinh mach phinh to
Hình ảnh giãn tĩnh mạch phình to

Hiện tượng giãn tĩnh mạch có mấy cấp độ?  

Bệnh suy giãn tĩnh mạch được chia thành mấy cấp độ?  

Phân loại triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch theo CEAP

Việc chẩn đoán suy giãn tĩnh mạch được chia thành 6 giai đoạn theo phân loại CEAP. Các cấp độ từ C0 – C6 dựa trên triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch.  

Biểu hiện suy giãn tĩnh mạch qua các cấp độ

Biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch sẽ tiến triển từ nhẹ đến nặng theo các cấp độ. Cụ thể: 

  • Cấp 0: Đây là giai đoạn giãn tĩnh mạch nhẹ. Lúc này, tĩnh mạch đã yếu dần nhưng người bệnh chưa nhận thấy dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch bất thường. 
  • Cấp 1: Tĩnh mạch bắt đầu giãn ra với kích thước khoảng 1mm. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa chân, mỏi và đau chân. Tuy nhiên, dấu hiệu bệnh suy giãn tĩnh mạch chỉ diễn ra một lúc rồi biến mất. 
  • Cấp 2: Ở giai đoạn này, tĩnh mạch giãn thêm 2mm. Cũng vào thời gian này, người bệnh sẽ cảm thấy dấu hiệu bệnh giãn tĩnh mạch rõ hơn như đau và tê chân, nổi những đường gân màu xanh tím trên da,… 
  • Cấp 3: Biểu hiện giãn tĩnh mạch ở cấp độ này là bàn chân hoặc bắp chân sưng to, phù chân khi đứng lâu. 
  • Cấp 4: Bệnh nhân có một số biểu hiện của giãn tĩnh mạch gồm da chân sậm màu hơn, phù chân, sừng hóa, ấn ngón tay vào vùng bị phình tĩnh mạch sẽ tạo ra vết lõm. 
  • Cấp 5: Biểu hiện của bệnh suy giãn tĩnh mạch trở nặng hơn trước rất nhiều với những đường tĩnh mạch nổi dày đặc trên da, chân xuất hiện vết loét. 
  • Cấp 6: Các vết loét dần nhiều hơn, tăng về kích thước cũng như độ sâu. 
cac cap do benh suy gian tinh mach
Các cấp độ bệnh suy giãn tĩnh mạch

Vậy là bạn đọc đã xem qua dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch ở từng cấp độ. Tùy vào cấp mà triệu chứng bệnh suy giãn tĩnh mạch ở mỗi người sẽ khác nhau. 

Đến đây, câu hỏi mà không ít người thắc mắc là giãn tĩnh mạch có ảnh hưởng gì không, hay bị giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không. Để có câu trả lời, mời bạn đọc cùng theo dõi phần tiếp theo. 

Biến bệnh chứng suy giãn tĩnh mạch

Bệnh giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không? Hay suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không? Bệnh suy giãn tĩnh mạch nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến những hệ lụy như: 

  • Những vùng da bị giãn tĩnh mạch nếu không chăm sóc sẽ dẫn đến loét, nhiễm khuẩn da diện rộng. Người bệnh có thể đối mặt với những bệnh da liễu như chàm, viêm da,… Thậm chí, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu, gây ra nhiễm khuẩn máu. 
  • Tĩnh mạch giãn to quá mức dễ bị vỡ khi gặp chấn thương hoặc va chạm nhẹ. Tình trạng này kéo theo hiện tượng xuất huyết, bầm máu. Đặc biệt, nếu không xử lý đúng cách, chúng sẽ gây nhiễm trùng, phải cắt cụt chi. 
  • Biến chứng của suy giãn tĩnh mạch nguy hiểm nhất là hình thành cục máu đông, ứ đọng trong lòng mạch. Nó sẽ di chuyển đến phổi, gây tắc động mạch phổi, có thể tử vong trong trường hợp không cấp cứu kịp thời. 
bien chung nguy hiem benh suy gian tinh mach
Biến chứng nguy hiểm bệnh suy giãn tĩnh mạch

Với những chia sẻ vừa rồi, có lẽ bạn đọc đã hiểu được giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không. Vậy phải làm thế nào để ngăn ngừa tác hại của bệnh giãn tĩnh mạch

Cách phòng ngừa giãn tĩnh mạch

Chúng ta vừa tìm hiểu bệnh suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không và biết được rằng căn bệnh này có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường. Do đó, thay vì đợi đến khi mắc bệnh rồi mới điều trị, hãy phòng ngừa giãn tĩnh mạch ngay từ bây giờ bằng một số cách sau: 

cách phong ngua benh suy gian tinh mach
Cách phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch
  • Hạn chế mang giày cao gót thường xuyên để tránh dồn trọng lượng xuống hai bàn chân. 
  • Không nên ngồi xổm, ngồi vắt chéo chân để tránh cản trở quá trình lưu thông máu. 
  • Nên mặc những loại trang phục thoải mái, rộng rãi. Hạn chế mặc đồ bó sát, nhất là ở chân và hông. 
  • Chọn loại ghế phù hợp với bản thân. Khi nằm nên kê cao chân khoảng 20cm so với tim. 
  • Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu tại một vị trí, thường xuyên đi lại hoặc thực hiện một số động tác giãn cơ để tĩnh mạch không bị quá tải. 
  • Tăng cường luyện tập thể thao phù hợp với sức khỏe. Một số môn nhẹ như chạy bộ, thể dục, bơi lội, dưỡng sinh,… vừa nâng cao thể lực vừa có lợi cho hệ thống tĩnh mạch. 
  • Hạn chế tắm nước quá nóng hoặc xoa bóp bằng dầu nóng thường xuyên để tránh làm tĩnh mạch giãn nở to ra. 

Suy giãn tĩnh mạch có tự khỏi không? 

Bệnh suy giãn tĩnh mạch không thể tự khỏi. Nếu không có phương pháp ngăn chặn kịp thời, triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch sẽ tiến triển nặng dần, gây đau chân, nhiễm trùng da, đe dọa sức khỏe của bệnh nhân. 

suy gian tinh mach co tu khoi khong
Suy giãn tĩnh mạch có tự khỏi không

Chính vì thế, ngay khi phát hiện những triệu chứng suy tĩnh mạch, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị tốt nhất, ngăn chặn hậu quả đáng tiếc. Tuy nhiên, hiện nay có vô số phòng khám với nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Vậy đâu mới là địa chỉ uy tín, chữa bệnh hiệu quả? 

Xem thêm:

Chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch ở đâu tốt nhất TPHCM 

Chữa suy giãn tĩnh mạch ở đâu tốt nhất TPHCM là câu hỏi mà nhiều người trăn trở. Một địa chỉ uy tín và được đánh giá cao mà chúng tôi muốn gợi ý dành cho bạn chính là phòng khám Y học cổ truyền An Đông. Phương pháp chữa bệnh giãn tĩnh mạch được áp dụng tại đây là Đông y. 

Đông y chữa suy giãn tĩnh mạch như thế nào? Theo Y học cổ truyền, căn bệnh này được gọi là chứng thanh xà độc. Nguyên nhân bị suy giãn tĩnh mạch chủ yếu do khí hư, đàm thấp, tổn thương mạch máu,… dẫn tới ứ trệ khí huyết chi dưới gây tê mỏi.

dia chi chua benh uy tin nhat sai gon
Địa chỉ chữa bệnh uy tín nhất Sài Gòn

Đông y ưu tiên loại bỏ yếu tố gây bệnh, đồng thời bồi bổ cơ thể từ bên trong bằng cách kết hợp bài thuốc uống với châm cứu. Trong đó, bài thuốc uống có thành phần được bào chế từ thảo dược thiên nhiên, an toàn, lành tính và ít gây tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài. 

Ưu điểm khi chữa bệnh suy giãn tĩnh mạch tại Đông y An Đông: 

  • Triệu chứng của giãn tĩnh mạch thuyên giảm dần sau 5 – 7 ngày dùng thuốc. 
  • Bài thuốc có nguồn gốc rõ ràng, không gây tác dụng phụ, không ảnh hưởng đến chức năng của gan, thận. 
  • Châm cứu chữa bệnh tác động từ bên ngoài, không xâm lấn, không gây đau đớn và để lại di chứng sau này. 
  • Loại bỏ bệnh tận gốc, hạn chế nguy cơ tái phát nhiều lần. 
  • Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng.

Lưu ý: Thuốc Đông y thường phát huy tác dụng chậm. Do đó, bệnh nhân cần kiên trì sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất. 

Bài viết vừa rồi đã cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh suy giãn tĩnh mạch. Hy vọng bạn đọc sẽ trang bị cho mình kiến thức cần thiết để phòng bệnh, tránh những biến chứng đáng tiếc. Nếu phát hiện dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *