Bệnh vảy nến là gì : Nguyên nhân, triệu chứng và biến chứng 2023

Bệnh vảy nến là gì? Đây là một căn bệnh ngoài da và thường chỉ ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp, bệnh biến chứng dẫn đến những hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng. Để phòng tránh điều này, bạn cần trang bị cho mình các kiến thức cơ bản như triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách phòng bệnh. 

Mục Lục

Tìm hiểu về bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là gì?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có hơn 100 triệu người mắc bệnh vảy nến trên thế giới, tương đương khoảng 2 – 3% dân số. Riêng tại Việt Nam, số lượng được ghi nhận khoảng 2 triệu người. Điều này phần nào cho thấy rất đông đảo trường hợp phải chịu đựng căn bệnh da liễu này? 

benh vay nen la gi
Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến là gì? Các chuyên gia cho biết vảy nến thuộc nhóm da liễu mãn tính. Nó thường xuyên xuất hiện rồi biến mất và tiếp tục tái phát. Đây là tình trạng các tế bào tái tạo da tăng nhanh gấp 10 lần so với bình thường. Hậu quả làm tích tụ và hình thành các mảng trắng trên bề mặt da. 

Các dạng vảy nến thường gặp 

Chúng ta đã biết được bệnh vảy nến là gì. Trong thực tế, căn bệnh này biểu hiện thành nhiều dạng với những đặc điểm khác nhau. Cụ thể: 

cac dang vay nen
Bệnh vảy nến là gì? – Các dạng vảy nến
  • Vảy nến thể mảng: Đây là dạng phổ biến nhất với gần 80% trường hợp mắc phải. Bệnh thường xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối và da đầu. Đặc trưng của thể này là tổn thương ban đầu chỉ khoảng dưới 20cm nhưng dần dần lan rộng ra khắp cơ thể. 
  • Vảy nến thể giọt: Trên da xuất hiện những đốm đỏ, bên trên được phủ bởi một lớp vảy trắng. Bệnh tạo thành nhiều lớp và dễ bong tróc.  Thời gian tái tạo lại các vảy cũng rất nhanh. 
  • Vảy nến mụn mủ: Thế này được chia thành 2 dạng gồm mụn mủ toàn thân và mụn mủ ở lòng bàn tay, bàn chân. Triệu chứng điển hình là xuất hiện các mụn mủ vô khuẩn, da trở nên đỏ và căng. Khi mụn xẹp, lớp vảy trên da sẽ bong ra. 
  • Viêm khớp vảy nến: Đây có thể được xem như một biến chứng do vảy nến gây ra. Biểu hiện là sưng, đau khớp trong thời gian ngắn. Ở vị trí đau còn nổi mẩn đỏ kèm theo cảm giác nóng rát. Ngoài ra, da có thể chuyển sang đỏ, bị vảy nến ở ngón tay hoặc ngón chân.
  • Vảy nến da đầu: Trên vùng da đầu xuất hiện các vảy trắng kết thành mảng, khi chúng khô lại sẽ làm da đầu bị bong tróc. Bệnh sẽ lan rộng theo thời gian.  

Nguyên nhân nào gây ra bệnh vảy nến? 

Bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân chính gây ra vảy nến 

Đa số nhà nghiên cứu đều cho rằng cơ chế tự miễn dịch của cơ thể là nguyên nhân chính dẫn đến vảy nến. Ở trạng thái bình thường, các tế bào bạch cầu giữ vai trò tấn công và tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, với người bị vảy nến, chúng lại thực hiện nhầm lên da. 

Điều này đã kích hoạt sự hình thành tế bào da mới với tốc độ cực kỳ nhanh. Trung bình, cứ sau 3 – 4 ngày lại có tế bào mới sản sinh. Trong khi đó, thời gian này với người bình thường lên đến từ 10 – 30 ngày. Các tế bào cũ và mới chồng lên nhau tạo nên các vảy bạc như chúng ta nhìn thấy. 

nguyen nhan bi vay nen
Nguyên nhân bị vảy nến

Nguyên nhân khác

Ngoài lý do trên, bệnh vảy nến là gì còn khởi phát vì những điều sau: 

  • Di truyền: Bệnh có xu hướng di truyền bỏ qua một thế hệ. Bên cạnh đó, chỉ một số gen mới có khả năng phát triển bệnh. Điển hình như gen HLA-B13, HLA-B27, HLA-Cw6, HLA-B37. 
  • Sử dụng chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá,… làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên gấp 2 lần. Đồng thời, việc sử dụng thường xuyên còn cản trở quá trình điều trị bệnh. 
  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu: Phơi nắng quá lâu, không che chắn cơ thể khi ra đường dễ làm da bị cháy nắng và bùng phát bệnh. 
  • Thời tiết hanh khô: Khi trời lạnh, độ ẩm của da giảm đáng kể. Lúc này, da trở nên thô ráp hơn, dễ mắc các bệnh ngoài da, đặc biệt là vảy nến. 
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một vài loại kháng sinh có thể tác động đến cơ chế tự miễn, tăng nguy cơ hình thành triệu chứng bệnh. 
  • Nhiễm khuẩn: Nguy cơ mắc vảy nến còn tiềm ẩn trong các bệnh nhiễm trùng như nhiễm nấm, viêm họng liên cầu khuẩn, nhiễm trùng đường hô hấp,…
  • Tổn thương da: Nếu trên da từng có vết cắn, xước, cào,… ngay tại vị trí tổn thương đó có thể sẽ xuất hiện triệu chứng vảy nến. 
  • Mắc rối loạn tự miễn khác: HIV, viêm khớp dạng thấp cũng có thể dẫn đến vảy nến. 

Nhận biết vảy nến qua các triệu chứng điển hình 

Bệnh vảy nến là gì? Để biết mình có mắc bệnh hay không, bạn hãy dựa vào các triệu chứng sau: 

  • Biểu hiện dễ thấy nhất là bề mặt da xuất hiện những mảng đỏ được bao phủ bên trên bởi một lớp vảy trắng. 
  • Da dần trở nên khô và nứt nẻ, thậm chí có thể gây chảy máu nếu tổn thương sâu. 
  • Người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, bứt rứt và ngứa ngáy. 
  • Để giảm ngứa, họ thường cào gãi thật mạnh. Tuy nhiên điều này chỉ làm tình trạng thêm trầm trọng hơn và tạo ra những vết loét trên da. 
  • Móng tay và móng chân chuyển sang màu vàng đục. Độ cứng của móng cũng giảm dần, khiến chúng dễ gãy, đôi khi có thể tách ra khỏi ngón tay. 
  • Ngoài ra, người bệnh còn bị đau, sưng và cứng khớp, cử động khó khăn. 
trieu chung vay nen
Bệnh vảy nến là gì? Triệu chứng vảy nến

Bệnh vảy nến có lây không? 

Một số bệnh da liễu có thể truyền từ người này sang người khác. Chính vì thế nên nhiều người lo ngại rằng bệnh vảy nến cũng lây lan qua tiếp xúc thông thường. 

Thế nhưng, điều này chưa chính xác. Thực tế, vảy nến không do virus hay vi khuẩn trực tiếp gây ra. Bởi vậy, nó không lây lan qua các cử chỉ động chạm như ôm, nắm tay, dùng chung đồ dùng cá nhân,… Bạn chỉ cần giữ vệ sinh cơ thể cũng như đồ đạc sạch sẽ là được. Nếu trên da có vết thương hở, bạn nên che chắn cẩn thận, tránh để các tác nhân gây hại xâm nhập. 

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không? 

Tuy là vấn đề ngoài da nhưng tác động của vảy nến lên sức khỏe vô cùng nguy hiểm. Càng để lâu mà không có biện pháp xử lý, bạn có nguy cơ đối mặt với những biến chứng như: 

bệnh vảy nến nguy hiểm không
Bệnh vảy nến nguy hiểm không?
  • Nhiễm trùng da hoặc toàn bộ vùng da sưng đỏ. 
  • Gây ra suy thận, hư thận. 
  • Dễ mắc bệnh tim mạch, huyết áp cao. 
  • Tăng lượng cholesterol trong máu, dẫn đến xơ vữa động mạch 
  • Viêm khớp, đau nhức khớp. 
  • Trường hợp bệnh nặng còn có thể đối mặt với đau tim, đột quỵ. 

Làm thế nào để phòng tránh bệnh vảy nến? 

Chúng ta đã tìm hiểu những thông tin về bệnh vảy nến là gì. Vậy có cách nào để chữa không? Hiện nay vẫn chưa có cách trị bệnh triệt để. Thay vào đó, có một số phương pháp giúp kiểm soát tình trạng tăng sinh tế bào, giảm triệu chứng đồng thời hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm. Có thể kể đến như Đông y, Tây y hoặc dùng thuốc Nam. 

Dù vậy, chúng ta cũng không nên chủ quan mà phải thực hiện các biện pháp phòng tránh nguy cơ mắc bệnh. Chẳng hạn như: 

  • Thường xuyên vệ sinh cơ thể, quần áo cùng vật dụng trong nhà sạch sẽ. 
  • Bổ sung nhiều khoáng chất, vitamin thiết yếu vào bữa ăn hằng ngày. 
  • Nên ăn nhiều loại rau củ quả, rau xanh. 
  • Uống nước đầy đủ mỗi ngày. 
  • Chú ý dưỡng ẩm cho da. 
  • Điều chỉnh chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. 
  • Tránh để bản thân bị căng thẳng hay áp lực quá mức. 
  • Hạn chế tiêu thụ các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
  • Khi làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với hóa chất độc hại, cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, găng tay. 

Như vậy, bài viết vừa rồi đã cung cấp toàn bộ những thông tin về bệnh vảy nến là gì. Hy vọng qua những điều mà chúng tôi chia sẻ, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về căn bệnh này. Từ đó, trang bị cho mình những biện pháp phòng tránh cần thiết, hạn chế nguy cơ mắc bệnh. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *