Bệnh viêm da cơ địa là gì? Đây là một bệnh lý da liễu mãn tính thường hình thành khi còn nhỏ và có thể kéo dài đến lúc trưởng thành. Tuy nhiên, nó cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào. Triệu chứng chung của bệnh gồm nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy và khó chịu. Và để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, mời các bạn cùng theo dõi bài viết sau đây.
Mục Lục
Bệnh viêm da cơ địa là gì?
Bệnh viêm da cơ địa là gì? Viêm da cơ địa (tên tiếng Anh Atopic Dermatitis) còn được biết đến với các tên gọi khác như chàm thể tạng, sẩn ngứa Besnier hay Liken đơn dạng mãn tính. Đây là một trong những thể lâm sàng của bệnh chàm và có xu hướng bùng phát theo thời điểm nhất định.
Hầu hết các trường hợp mắc viêm da cơ địa khi còn nhỏ và tái lại nhiều lần khi trưởng thành. Triệu chứng điển hình của bệnh thể hiện qua những nốt ban đỏ kèm theo mụn nước ở một khu vực da hoặc lan ra toàn bộ cơ thể. Lúc này, người bệnh cảm thấy rất ngứa ngáy cũng như khó chịu.
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa
Bệnh viêm da cơ địa là gì? Một số nghiên cứu ý tế cho biết rằng nếu trong gia đình có thành viên bị hen suyễn hay viêm mũi dị ứng, viêm da,… thì nguy cơ con cái mắc bệnh cũng rất cao. Bằng chứng là hơn một nửa trường hợp ghi nhận mắc viêm da cơ địa do có bố hoặc mẹ từng mắc bệnh này trước đó.
Bên cạnh đó yếu tố di truyền, nguyên nhân dẫn đến bệnh còn vì một số lý do như:
- Chức năng của hệ thống miễn dịch bị rối loạn dẫn đến nhầm lẫn khi các tác nhân bên ngoài tiếp xúc với cơ thể.
- Cơ thể dị ứng khi tiếp xúc với các dị nguyên như côn trùng, hóa chất, khói thuốc, lông thú, một số loại thực phẩm (bột mì, hải sản, đậu phộng,…)
- Việc sinh sống trong môi trường ô nhiễm, đầy khói bụi xen lẫn các chất độc hại cũng dẫn đến bị viêm da cơ địa.
- Nhiệt độ hay thời tiết thay đổi bất thường từ nóng sang lạnh làm da trở nên khô, mất nước và suy giảm chức năng bảo vệ. Điều này tạo cơ hội cho những dị nguyên dễ dàng xâm nhập, kích thích phản ứng của hệ miễn dịch và dẫn đến viêm da cơ địa.
- Ngoài ra, bệnh còn do những nguyên nhân khác như rối loạn nội tiết tố, căng thẳng, trầm cảm,…
Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa điển hình
Bệnh viêm da cơ địa là gì? Triệu chứng của bệnh như thế nào? Đặc điểm dễ nhận biết nhất khi mắc căn bệnh này là trên da nổi mẩn đỏ, dễ bị khô và nứt nẻ hơn. Đồng thời, người bệnh cũng cảm thấy ngứa ngáy dữ dội. Và tùy vào từng độ tuổi mà bệnh thể hiện những triệu chứng khác nhau. Cụ thể:
Bệnh viêm da cơ địa là gì? Triệu chứng ở trẻ em
Theo thống kê, khoảng 60% trường hợp bị bệnh viêm da cơ địa trẻ em khởi phát ở độ tuổi từ 1 đến tháng 12 tuổi, 30% thuộc độ tuổi từ 1 – 6 và còn lại mắc bệnh sau 6 tuổi. Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em gồm:
- Ban đỏ hình thành ở vùng da hai bên má, xung quanh miệng, trán, thân mình, cổ, bẹn và nơi các nếp gấp của da.
- Những vùng phát ban có kèm theo mụn nước li ti.
- Khi mụn nước vỡ sẽ làm tiết dịch bên trong tạo thành các vết loét hoặc đóng thành vảy trên da.
- Trẻ còn có thể bị tiêu chảy, viêm tai giữa.
- Bệnh gây ra tình trạng ngứa ngáy khiến bé không thể ngủ, liên tục quấy khóc.
Biểu hiện mắc bệnh viêm da cơ địa ở người lớn
Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa là gì đối với người trưởng thành? Những người trưởng thành khi mắc bệnh thì triệu chứng thường ít rõ ràng. Bệnh được chia thành 2 giai đoạn gồm cấp tính và mãn tính. Ở giai đoạn mãn tính, biểu hiện gồm:
- Trên da xuất hiện vô số vết ban đỏ.
- Đi kèm theo đó là những mụn nước nhỏ li ti.
- Vùng da tổn thương trở nên sưng tấy và nóng rát.
- Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu dữ dội.
- Việc chà xát có thể làm mụn nước vỡ ra dẫn đến bội nhiễm, lở loét,…
Đến giai đoạn mãn tính, vùng da tổn thương bắt đầu chuyển sang thâm sạm, dày sừng và nứt nẻ. Lúc này, người bệnh phải chịu đựng sự khó chịu và ngứa ngáy dữ dội. Cũng chính vì thế, rất nhiều trường hợp có xu hướng cào gãi để giảm ngứa. Thế nhưng, hành động này chỉ khiến tình trạng thêm trầm trọng hơn.
Bệnh viêm da cơ địa có nguy hiểm không?
Chúng ta đã tìm hiểu bệnh viêm da cơ địa là gì cùng một số biểu hiện đặc trưng của nó. Vậy bệnh này có nguy hiểm không? Mặc dù là bệnh ngoài da, nhưng viêm da cơ địa vẫn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu bệnh nhân không chữa trị kịp thời.
Đầu tiên, biến chứng của viêm da cơ địa là dẫn đến hen suyễn kèm theo sốt cỏ khô. Theo ghi nhận, có hơn 50% số ca mắc bệnh ở trẻ em phát sinh thêm tình trạng này. Không những vậy, bệnh còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác, gây ra viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc,…
Tiếp đến, vì thường xuyên cào gãi để giảm ngứa ngáy, người bệnh vô tình khiến da bị bong tróc và lở loét. Điều này tạo điều kiện cho các vi khuẩn xâm nhập, gây ra nhiễm trùng hoặc bội nhiễm. Nếu sống trong môi trường ẩm ướt hoặc tiếp xúc với các chất kích ứng, tình trạng này sẽ càng trở nên đáng lo ngại.
Cuối cùng, giấc ngủ của người bệnh cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Nguyên nhân vì triệu chứng ngứa ngáy khiến họ không thể yên giấc, phải thức dậy thường xuyên, khó ngủ sâu giấc. Lâu dần có thể dẫn đến mất ngủ, dễ cáu gắt.
Bệnh viêm da cơ địa là gì? Có chữa được không?
Trước những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm da cơ địa, chắc hẳn nhiều bạn đọc sẽ thắc mắc rằng liệu căn bệnh này có chữa được không?
Đối với bệnh viêm da cơ địa, khả năng chữa dứt điểm hầu như rất thấp. Vì đây là một bệnh lý mãn tính và thường xuyên tái phát. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những ai mắc bệnh phải chịu đựng suốt đời.
Hiện nay, có một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng sưng tấy và ngứa ngáy. Việc điều trị càng tiến hành sớm chừng nào, khả năng hồi phục càng cao cũng như nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm càng thấp.
Do đó, nếu phát hiện bất kỳ biểu hiện bất thường nào trên da, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng đang mắc phải. Từ đó, có phương pháp điều trị thích hợp, giảm thiểu rủi ro về sức khỏe.
Những câu hỏi liên quan đến bệnh viêm da cơ địa
Ai có nguy cơ mắc viêm da cơ địa?
Bệnh viêm da cơ địa là gì? Đối tượng nào dễ mắc bệnh nhất? Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh là nhóm có nguy cơ mắc viêm da cơ địa cao nhất. Có hơn 60% trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng nổi mẩn đỏ trên da trong 2 tháng đầu sau sinh.
Ngoài ra, bệnh còn dễ phát sinh ở những người có hệ miễn dịch kém, thường xuyên bị dị ứng, từng bị hen suyễn,…
Bệnh viêm da cơ địa có lây không?
Một số người lo ngại về nguy cơ lây nhiễm viêm da cơ địa khi tiếp xúc với các trường hợp mắc bệnh. Tuy nhiên, điều này không cần thiết. Bởi căn bệnh này không có tính chất lây lan. Nghĩa là bạn dù tiếp xúc trực tiếp với chất dịch chảy ra từ mụn nước, khả năng mắc bệnh cũng hầu như không có.
Làm thế nào để phòng tránh viêm da cơ địa?
Như đã tìm hiểu bệnh viêm da cơ địa là gì, đây là căn bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Không những vậy, việc điều trị cũng cần thời gian lâu dài. Chính vì thế, bạn cần thực hiện một số biện pháp bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc bệnh lý da liễu này.
Để tránh các tác nhân gây ngứa và viêm da, bạn nên vệ sinh cơ thể thường xuyên. Tuy nhiên, hãy hạn chế dùng nước quá nóng để tắm vì nó khiến da kích thích và dễ bị viêm nhiễm hơn.
Với các loại sản phẩm làm đẹp, bạn hãy kiểm tra thành phần cũng như hướng dẫn sử dụng thật kỹ trước khi mua nhằm chọn loại phù hợp với làn da của mình. Nếu có bất cứ điều gì chưa rõ, tốt hơn hết bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia
Về chế độ ăn uống, hãy chú ý bổ sung nhiều loại rau quả, uống đủ nước, giữ tình thần luôn thoải mái. Tránh xa các thực phẩm chiên xào, thức ăn nhanh, đồ uống có cồn, chất kích thích.
Bệnh viêm da cơ địa là gì? Khi nào cần gặp bác sĩ?
Như chúng tôi đã chia sẻ ở phần biến chứng của bệnh, càng để lâu tổn thương sẽ ảnh hưởng đến những cơ quan khác, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Do đó, trong trường hợp phát hiện da nổi mẩn đỏ, kèm theo ngứa ngáy, bạn cần đến thăm khám ở cơ sở y tế ngay lập tức.
Các bạn tuyệt đối không được tự ý uống hoặc bôi thuốc mà chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Hơn nữa, không chủ quan đây chỉ là bệnh ngoài da và để triệu chứng tự biến mất.
Người bị bệnh viêm da cơ địa nên kiêng ăn gì?
Bệnh viêm da cơ địa là gì? Nếu mắc bệnh, bên cạnh việc thăm khám và điều trị viêm da cơ địa, bạn cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt để tăng khả năng hồi phục. Trong đó, thay đổi chế độ ăn uống là một trong những việc cần thiết.
Người bị viêm da cơ địa nên hạn chế các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, đậu nành, các loại hạt, hải sản có vỏ,… Thay vào đó, người bệnh cần tăng cường sử dụng các loại cá giàu omega như cá ngừ, cá thu, cá trích, cá hồi,… Đồng thời, tiêu thụ nhiều rau, trái cây như dâu, cải bó xôi, súp lơ xanh,…
Bài viết vừa rồi đã cung cấp những thông tin quan trọng liên quan đến câu hỏi bệnh viêm da cơ địa là gì. Hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như cách bảo vệ bản thân khỏi nó. Nếu phát hiện những biểu hiện bất thường trên da, hãy nhanh chóng thăm khám để được điều trị theo phương pháp thích hợp, tránh những tổn thương lâu dài.