Giãn tĩnh mạch mạng nhện tương tự như chứng suy giãn tĩnh mạch. Hơn một nửa người lớn tuổi gặp phải tình trạng này. Trong đó, tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp hai lần so với nam giới. Vậy đây là bệnh lý như thế nào? Mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Mục Lục
Suy giãn tĩnh mạch mạng nhện là gì?
Suy tĩnh mạch mạng nhện là tình trạng trên da xuất hiện những đường tĩnh mạch nhỏ, mỏng và kết thành mạng hoặc phân nhánh. Chúng trông giống như hình mạng nhện và có màu xanh, đỏ hoặc tím.
Đối tượng dễ bị mắc bệnh này gồm người từ 50 tuổi trở lên, phụ nữ đang mang thai. Ngoài ra, những ai đang gặp vấn đề về béo phì cũng có nguy cơ gặp phải căn bệnh này.
Người có nguy cơ cao bị tĩnh mạch mạng nhện là béo phì, phụ nữ mang thai, những thay đổi nội tiết tố, tiếp xúc với ánh nắng quá mức và lối sống ít vận động. Vậy làm thế nào để ngăn chặn tĩnh mạch mạng nhện trên da?
Xem ngay>>
Suy giãn tĩnh mạch có tập yoga được không?
Suy giãn tĩnh mạch có nên chạy bộ không?
Yếu tố nguy cơ gây ra giãn tĩnh mạch mạng nhện
Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch mạng nhện là khi các van bên trong tĩnh mạch hoạt động bất thường. Chức năng của tĩnh mạch là đưa máu về tim và ngăn máu chảy ngược. Để làm được điều này cần đến các van một chiều ở trong tĩnh mạch.
Tuy nhiên, vì một lý do nào đó mà van yếu dần đi hoặc hỏng thì máu sẽ chảy sai hướng. Kết quả dẫn đến tĩnh mạch phồng to và xoắn lại, mạch máu sưng lên. Theo thời gian hình thành những đường tĩnh mạch phân nhánh, dễ nhận thấy qua bề mặt da, gọi là tĩnh mạch mạng nhện.
Ngoài ra, bệnh còn bởi một số yếu tố khác như: tình trạng thừa cân, ít vận động, đứng trong thời gian dài, di truyền từ người thân,…
Triệu chứng giãn tĩnh mạch mạng nhện
Khi mắc chứng tĩnh mạch mạng nhện sẽ có biểu hiện như thế nào? Những triệu chứng điển hình của bệnh bao gồm:
- Các tĩnh mạch uốn lượn, phồng lên trên da và có hình mạng nhện.
- Người bệnh cảm thấy đau hoặc rát ở vùng da tổn thương.
- Chân trở nên nặng nề, nhức mỏi và ngứa ngáy.
- Đôi khi bị chuột rút vào ban đêm.
- Trường hợp nặng da sẽ bị mất màu hoặc lở loét.
Cách phân biệt suy giãn tĩnh mạch mạng nhện với suy mạch tĩnh mạch sâu
Giãn tĩnh mạch mạng nhện khác gì với suy mạch tĩnh mạch sâu? Mặc dù triệu chứng gần như tương tự nhau nhưng 2 căn bệnh này vẫn có một số điểm khác biệt. Chẳng hạn như là kích thước cũng như hình dạng các khối tĩnh mạch nổi lên da. Cụ thể như sau:
Suy giãn tĩnh mạch sâu biểu hiện qua những đường tĩnh mạch màu xanh, đỏ hoặc hồng. Chúng thường có hình dây, dạng xoắn và nổi rất lớn trên bề mặt da. Ngoài ra, còn có hiện tượng vùng da bị tổn thương sưng tấy. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở đùi, sau bắp chân hoặc trong chân.
Trong khi đó, giãn tĩnh mạch hình mạng nhện cũng có triệu chứng gần như vậy. Thế nhưng, các đường tĩnh mạch lại mỏng và nhỏ hơn. Những đường này màu đỏ hoặc xanh, giống như nhánh cây hoặc mạng nhện với những đường ngắn và có ngạnh. Người bệnh thường phát hiện chúng ở chân, mặt hoặc một số vùng khác trên da.
Chứng giãn tĩnh mạch mạng nhện ảnh hưởng như thế nào đến người bệnh?
Giãn tĩnh mạch mạng nhện có nguy hiểm không? Trên thực tế, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể đối mặt với nhiều hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng. Chẳng hạn như:
- Mắc chứng rối loạn nuôi dưỡng ở chân với biểu hiện đổi màu da, chàm, lở loét chân,…
- Tĩnh mạch mạng nhện giãn to dần và dễ bị vỡ khi chấn thương hoặc va chạm nhẹ. Hậu quả là xuất huyết, bầm máu, thậm chí nhiễm trùng chân phải cắt bỏ chi.
- Bên trong lòng tĩnh mạch hình thành cục máu đông. Điều này gây ra tắc mạch, suy hô hấp, đe dọa đến tính mạng.
Để phòng tránh những biến chứng trên, hãy nhanh chóng thăm khám và điều trị ngay khi phát hiện triệu chứng của bệnh suy tĩnh mạch mạng nhện.
Cách chữa suy tĩnh mạch mạng nhện hiệu quả là gì?
Hiện nay có 3 cách chữa giãn tĩnh mạch hình mạng nhện phổ biến. Cụ thể gồm:
Phương pháp ngoại khoa chữa suy tĩnh mạch mạng nhện
Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực một số phương pháp như:
- Liệu pháp xơ hóa: Tiêm thuốc làm cứng tĩnh mạch tổn thương. Việc này có công dụng điều chỉnh lưu thông máu từ vùng tĩnh mạch bị giãn sang những tĩnh mạch khỏe mạnh hơn.
- Phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch mạng nhện: Các mạch máu sẽ được lấy ra hoặc thắt lại đề ngưng hoạt động. Để làm được việc này có thể tiến hành bằng laser, cắt đốt trị liệu, dùng sóng cao tần nội mạch,…
Ưu điểm của phương pháp Tây y là hiệu quả cao, bệnh nhân hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên chi phí điều trị rất tốn kém. Không chỉ vậy, bệnh cũng không được giải quyết tận gốc. Do đó, khả năng tái phát sau khi ngưng chữa trị là rất cao.
Trị giãn tĩnh mạch mạng nhện bằng Đông y
Nguyên tắc trị bệnh suy giãn tĩnh mạch mạng nhện bằng đông y là đề cao loại bỏ hoàn toàn căn nguyên gây bệnh, hỗ trợ hồi phục sức khỏe từ bên trong, ngăn chặn bệnh tái phát. Để làm được như vậy, Đông y kết hợp sử dụng bài thuốc uống cùng châm cứu, mang lại tác dụng kép, khỏe mạnh bên trong lẫn bên ngoài.
Các bài thuốc chữa giãn tĩnh mạch mạng nhện được bào chế từ thảo dược tự nhiên, an toàn và lành tính với cơ thể. Thành phần chính trong đó bao gồm tỳ giải, ý dĩ, hoàng bá, xích phục linh, đan bì,…
Xem ngay>> Cách chữa suy giãn tĩnh mạch bằng đông y hiệu quả cao tại>> https://dongyandong.vn/chua-suy-gian-tinh-mach-bang-dong-y/
Bên cạnh đó, nhằm tăng hiệu quả điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp uống thuốc cùng châm cứu. Cách làm này tác động trực tiếp vào những vùng tổn thương, giúp giảm đau nhanh chóng và giúp bài thuốc uống thẩm thấu sâu trong cơ thể.
Chữa suy giãn tĩnh mạch hình mạng nhện tại nhà
Cùng với điều trị tại phòng khám, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân một số phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch mạng nhện tại nhà. Bao gồm:
- Thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường thực phẩm giàu vitamin C, E và chất xơ
- Thường xuyên thay đổi tư thế nhằm tránh làm tắc nghẽn dòng máu lưu thông.
- Sử dụng vớ y khoa và duy trì cân nặng hợp lý.
- Chọn trang phục thoải mái, tránh những loại quần áo bó sát. Đặc biệt, nữ giới nên hạn chế mang giày cao gót.
Chúng ta vừa tìm hiểu những thông tin quan trọng về chứng giãn tĩnh mạch mạng nhện. Hy vọng bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như phương pháp chữa trị hiệu quả. Nếu phát hiện dấu hiệu liên quan đến bệnh, hãy nhanh chóng thăm khám và điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm.