Có đến 5 nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân: thói quen sinh hoạt, thoái hóa tự nhiên, chế độ thiếu dinh dưỡng, nhóm đối tượng, nguyên nhân khác béo phì, di truyền.
Mục Lục
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Trước khi tìm hiểu những nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân, hãy cùng điểm qua một số thông tin cơ bản về căn bệnh này.
Suy giãn tĩnh mạch chân hay còn được biết với những tên gọi khác như bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, bệnh suy tĩnh mạch chi dưới, suy tĩnh mạch chân, bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới.
Đây là tình trạng suy giảm chức năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch chân. Lúc này, máu sẽ bị ứ đọng và gây ra những biến đổi cho tĩnh mạch. Dấu hiệu rõ nhất khi chân bị suy giãn tĩnh mạch thể hiện qua qua hiện tượng nổi tĩnh mạch ở chân. Cụ thể là các đường gân xanh chạy ngoằn ngoèo ở một số vùng của chân như:
- Suy giãn tĩnh mạch bàn chân
- Giãn tĩnh mạch đùi
- Giãn tĩnh mạch ở đùi
- Giãn tĩnh mạch bắp chân
Ngoài ra, dựa theo vị trí giải phẫu, giãn tĩnh mạch chân còn được chia thành 4 nhóm:
- bệnh suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới
- Suy giãn tĩnh mạch nông chi dưới
- Suy tĩnh mạch xuyên
Giãn tĩnh mạch nông chi dưới và suy giãn tĩnh mạch sâu 2 chi dưới khác nhau thế nào?
Tĩnh mạch nông là những tĩnh mạch nằm sát bề mặt da. Chúng thường hiện lên khi chúng ta tập thể thao hoặc vận động mạnh. Trái với tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu ở cách xa bề mặt da hơn. Đồng thời, kích thước của nó cũng lớn hơn. Sở dĩ như vậy vì tĩnh mạch sâu phải vận chuyển một lượng lớn máu về tim.
Cả hai loại tĩnh mạch này đều có nguy cơ bị giãn khi máu ứ đọng, không đi về tim. Dù khác vị trí nhưng triệu chứng của bệnh tương đối giống nhau và đều gây ra những biến chứng nguy hiểm.
5 nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân
Có đến 5 Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân bao gồm:
Nguyên nhân bị giãn tĩnh mạch chân do thói quen sinh hoạt
Bệnh tĩnh mạch chi dưới chủ yếu do thói quen sinh hoạt. Không ít người có thói quen ít vận động, thích ngồi một chỗ khiến máu không thể lưu thông. Đồng thời, một số công việc yêu cầu phải đứng hoặc ngồi tại một chỗ trong nhiều giờ liền. Điều này khiến áp lực lên các van tĩnh mạch tăng lên và dẫn đến suy giãn tĩnh mạch.
Thoái hóa tự nhiên nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân
Người lớn tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch ở chân. Nguyên nhân do quá trình thoái hóa tự nhiên. Khi tuổi tác càng cao, các chức năng trong cơ thể dần suy yếu, kể cả việc lưu thông máu ở vùng chân. Đây cũng được xem là nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân phổ biến.
Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học là nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân
Thói quen ăn uống thiếu khoa học cũng dẫn đến bệnh suy giãn tĩnh mạch ở chân. Hiện nay, với nhịp độ cuộc sống nhanh, nhiều người có thói quen sử dụng thức ăn nhanh, đồ ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ.
Những thực phẩm thuộc nhóm trên làm tăng lượng nước tích tụ trong cơ thể, gây chứng gan nhiễm mỡ và bệnh tim mạch. Lâu dần, tổn thương cản trở quá trình lưu thông máu và khiến suy giãn tĩnh mạch trầm trọng.
Ngoài ra, thói quen lạm dụng rượu, bia, thuốc lá và một số chất kích thích khác cũng dẫn đến căn bệnh này.
Xem ngay:
- 3 tư thế ngủ cho người suy giãn tĩnh mạch cải thiện tốt nhất
- 8 cách chữa suy giãn tĩnh mạch tại nhà hiệu quả cao
- Bệnh viện nào chữa suy giãn tĩnh mạch tốt nhất
- Chi phí điều trị suy giãn tĩnh mạch có đắt không
Nữ giới cũng là nguyên nhan giãn tĩnh mạch chân
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới thường chiếm tỷ lệ cao hơn so với nam giới.
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch ở chân ở nữ giới do:
- Mang giày cao gót thường xuyên, mặc quần áo bó sát.
- Với phụ nữ mang thai, lượng hormone thay đổi đột ngột. Đồng thời, quá trình mang thai chèn ép tĩnh mạch, cản trở máu về tim. Đặc biệt, với những ai sinh đẻ nhiều lần, nguy cơ mắc giãn tĩnh mạch càng cao.
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch chân khác
Ngoài các nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân kể trên, còn có những yếu tố khác gây nên bệnh như:
- Tình trạng thừa cân, béo phì gia tăng áp lực lên cơ thể, đặc biệt là đôi chân
- Môi trường sống và làm việc ẩm thấp, thiếu ánh sáng.
- Do di truyền từ người thân trong gia đình
- Chấn thương ở chân cũng gây ra suy giãn tĩnh mạch.
Cách nhận biết suy giãn tĩnh mạch chi dưới
Dấu hiệu giãn tĩnh mạch ở chân là gì? Cách nhận biết giãn tĩnh mạch chân như thế nào?
Các giai đoạn của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới
Triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch phát triển theo từng cấp độ nhất định. Để xác định bệnh nhân đang thuộc thời kỳ nào, bác sĩ dựa trên một số biểu hiện của bệnh giãn tĩnh mạch chân lâm sàng. Việc chẩn đoán mức độ dựa theo tiêu chuẩn CEAP và gồm các cấp độ từ C0 – C6 như sau:
- C0: Dấu hiệu giãn tĩnh mạch chi dưới chưa rõ ràng mặc dù đã hình thành bệnh. Do đó rất khó phát hiện.
- C1: Lúc này bắt đầu xuất dấu hiệu giãn tĩnh mạch chân nhẹ. Trên da nổi tĩnh mạch có đường kính dưới 3mm.
- C2: Dấu hiệu suy tĩnh mạch chân rõ hơn với độ giãn tĩnh mạch từ 3mm trở lên.
- C3: Dấu hiệu của giãn tĩnh mạch chân có thêm hiện tượng phù chân.
- C4: Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch chân lúc này thể hiện qua tình trạng rối loạn sắc tố da.
- C5: Dấu hiệu bị suy giãn tĩnh mạch chân kèm theo những vết loét đã lành, tạo thành sẹo trên da.
- C6: Dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch chân nghiêm trọng hơn, các vết loét cũng xuất hiện nhiều hơn và khó lành.
Biểu hiện của giãn tĩnh mạch chân
Có rất nhiều nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân. Khi mắc bệnh, bạn sẽ có những biểu hiện:
- Biểu hiện giãn tĩnh mạch chân ban đầu là đau mỏi chân, khi đi lại cảm thấy nặng nề, mang giày cũng chật hơn bình thường.
- Bệnh nhân gặp tình trạng mỏi hoặc sưng phù chân nếu đứng lâu.
- Hiện tượng giãn tĩnh mạch chân xảy ra vào ban đêm thể hiện qua tình trạng chuột rút, chân như bị kiến bò.
- Biểu hiện rõ nhất của bệnh là những đường tĩnh mạch màu xanh nổi ngoằn ngoèo trên vùng da xung quanh chân.
- Hiện tượng giãn tĩnh mạch ở chân khiến người bệnh cảm thấy đau nhức và khó chịu.
- Trường hợp bệnh tiến triển nặng có thể hình thành những búi tĩnh mạch hoặc mảng bầm trên da. Thậm chí còn dẫn đến lở loét nghiêm trọng.
Một số hình ảnh suy giãn tĩnh mạch chân
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân chúng ta đã nắm rõ. Sau đây phòng khám đông y An Đông chia sẻ một số hình ảnh giãn tĩnh mạch chân tiêu biểu để bạn cùng nắm rõ.
Bị giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không?
Bệnh giãn tĩnh mạch chân có nguy hiểm không? Đây là câu hỏi mà không ít bệnh nhân thắc mắc. Thực tế, suy giãn tĩnh mạch chi dưới không chỉ khiến vùng da quanh chân mất thẩm mỹ. Nghiêm trọng hơn, nó còn dẫn đến những biến chứng giãn tĩnh mạch chân nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Cụ thể:
- Rối loạn dưỡng chất khiến da đổi màu và thâm đen.
- Da còn bị bào mỏng, lở loét, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Viêm tắc tĩnh mạch khiến chân nóng và sưng to.
- Vận động, di chuyển và sinh hoạt khó khăn.
- Hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Nó có thể đi về tim và dẫn đến thuyên tắc động mạch phổi, khả năng tử vong rất cao.
- Tĩnh mạch dễ bị vỡ khi va chạm hoặc chấn thương.
Vậy chúng ta đã biết giãn tĩnh mạch ở chân có nguy hiểm không. Để tránh những điều kể trên, ngay khi phát hiện dấu hiệu của bệnh, phải nhanh chóng thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín.
Xem thêm:
- Nhận biết giãn tĩnh mạch mạng nhện và cách chữa trị
- Suy tĩnh mạch mạn ngoại biên có chữa được không
- Hướng dẫn cách chữa trị suy giãn tĩnh mạch sâu hiệu quả
Bệnh suy giãn tĩnh mạch chân có chữa được không?
Chúng ta đã tìm hiểu nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân cũng như triệu chứng và biến chứng của bệnh. Vậy có thể chữa khỏi hay không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, việc phục hồi cũng như thời gian điều trị dài hay ngắn phụ thuộc vào bệnh đang ở mức độ nào.
Đối với bệnh ở giai đoạn nhẹ, quá trình chữa trị thường không mất nhiều thời gian. Đồng thời, bệnh nhân cũng ít phải chịu đau đớn. Ngược lại, khi bệnh đã trở nặng mới tiến hành chữa thì thời gian phục hồi sẽ lâu hơn. Điều này kéo theo chi phí điều trị cũng tăng lên nhiều lần.
Do đó, ngay khi phát hiện triệu chứng như đã liệt kê ở phần trên, hãy nhanh chóng điều trị theo phương pháp phù hợp, phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. Vậy cách trị bệnh giãn tĩnh mạch chân nào hiệu quả nhất? Mời các bạn cùng tìm hiểu 3 cách trị bệnh được nhiều người áp dụng hiện nay.
Cách chữa suy giãn tĩnh mạch chân
Cách chữa giãn tĩnh mạch ở chân phổ biến gồm:
- Chữa trị tại nhà
- Chữa giãn tĩnh mạch bằng Tây y
- Chữa suy giãn tĩnh mạch bằng Đông y
Trong số những cách nói trên, cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân tốt nhất là gì? Để biết được, sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể về từng phương pháp.
Cách chữa bệnh giãn tĩnh mạch chân tại nhà
Cách điều trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà gồm dùng thuốc Nam, mang vớ y khoa, tập thể dục, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng,… Bệnh nhân có thể kết hợp nhiều biện pháp để tăng hiệu quả.
5 thảo dược trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà
Đây là cách chữa giãn tĩnh mạch chân bằng dân gian đã được lưu truyền nhiều năm. Những vị thuốc được áp dụng đều quen thuộc, gần gũi và dễ tìm. Không những thế, các bước thực hiện cũng rất đơn giản. Dưới đây gồm 5 bài thuốc được dùng rộng rãi:
- Tỏi: Tỏi giúp loại bỏ các chất độc hại và tăng cường lưu thông máu. Cách thực hiện là thái mỏng 5 tép tỏi rồi thêm một ít nước cam và 2 muỗng canh dầu ô liu, ủ trong 12 tiếng. Sau đó thoa hỗn hợp lên vùng da tổn thương.
- Giấm táo: Dược liệu này giúp giảm sưng và hỗ trợ lưu thông máu. Bạn có thể thể chữa bệnh bằng cách pha với nước để uống hoặc trộn với kem dưỡng và thoa lên vùng da bị giãn tĩnh mạch.
- Dầu ô liu: Người bệnh có thể bôi dầu ô liu lên vùng da chân bị giãn tĩnh mạch. Thực hiện cách làm giảm giãn tĩnh mạch chân này từ 1 – 2 tháng để thấy sự cải thiện.
- Nha đam: Trước tiên, lọc lấy phần thịt của nha đam và rửa thật sạch với nước. Sau đó, bôi nó lên vùng da bị sưng trong vòng 20 phút.
- Cúc vạn thọ: Với thảo dược này, bạn hãy đun hoa với nước. Tiếp đến dùng vải thấm nước và chườm nhẹ lên chỗ sưng khoảng 5 phút. Bạn có thể kết hợp uống trà hoa cúc để tăng hiệu quả.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới bằng thảo dược thiên nhiên được nhiều bệnh nhân áp dụng. Lý do vì nó dễ thực hiện và ít tốn kém. Tuy nhiên, những dược liệu nói trên đa phần được truyền miệng, một số ít chưa được khoa học chứng minh. Vì vậy, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi áp dụng các bài thuốc Nam.
Ngâm chân trị suy giãn tĩnh mạch
Vì nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân do máu huyết lưu thông không đều nên nhiều người thường chọn cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà bằng việc ngâm chân bằng nước nóng. Thế nhưng liệu bị giãn tĩnh mạch có nên ngâm chân nước nóng?
Tác dụng của ngâm chân có thể kể đến như hỗ trợ lưu thông máu, tăng cường miễn dịch, cải thiện tinh thần. Đồng thời, phòng tránh suy nhược thần kinh, đau đầu và mất ngủ. Như vậy, với câu hỏi bị suy giãn tĩnh mạch có nên ngâm chân không thì câu trả lời là có.
Vậy còn giãn tĩnh mạch có ngâm chân nước nóng được không? Ngâm chân với nước nóng chỉ đẩy lùi cơn đau tạm thời. Về lâu dài, nó chẳng những không khiến bệnh thuyên giảm mà còn làm mạch máu giãn lớn hơn, khiến bệnh tình nghiêm trọng hơn.
Thay vào đó, ngâm chân bằng nước lạnh là điều mà các chuyên gia khuyến khích. Nhiệt độ nước thích hợp ở mức 10 độ C và thời gian ngâm lý tưởng trong vòng khoảng 10 phút. Ưu điểm của cách làm này giúp lưu thông máu ở các chi. Cảm giác đau nhức cũng nhờ đó mà thuyên giảm. Người bệnh thoải mái hơn, ngủ ngon và sâu giấc.
Như vậy chúng ta đã hiểu rõ hơn suy giãn tĩnh mạch có ngâm chân được không và bệnh giãn tĩnh mạch có nên ngâm chân nước nóng.
Suy tĩnh mạch chi dưới và cách điều trị với vớ y khoa
Một trong những cách chữa suy giãn tĩnh mạch chân tại nhà tiếp theo phải kể đến vớ y khoa. Đây là một trong những cách vô cùng phổ biến. Được dệt từ các chất liệu có tính đàn hồi cao, vớ giúp ôm chặt lấy các bộ phận như cẳng chân, bàn chân,… Áp lực của vớ cũng tăng dần theo chiều dài của chi dưới.
Mỗi loại vớ có từng mức áp lực khác nhau, phù hợp với mức độ bệnh của từng người. Công dụng của nó giúp hỗ trợ đưa máu về tim, hạn chế tắc nghẽn ở chân, đẩy lùi triệu chứng suy tĩnh mạch chi dưới nhanh chóng.
Cách giảm giãn tĩnh mạch chân này tương đối đơn giản so với những biện pháp điều trị tại nhà khác. Tuy nhiên thời gian hồi phục cũng phụ thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. Đồng thời, dù có tính co giãn cao nhưng người bệnh vẫn cần bảo quản vớ thật tốt và nên thay vớ ít nhất sau 6 tháng sử dụng.
Cách chữa tĩnh mạch chân tại nhà với một số bài tập đơn giản
Một trong những nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân gồm có thói quen lười vận động. Vì vậy để cải thiện bệnh tình, bệnh nhân nên tập luyện thể dục thể thao tại nhà để cải thiện tình trạng. Thông thường, các bài tập đều có cường độ nhẹ và được chia thành các nhóm như:
- Bài tập ngồi trên ghế: nâng cẳng chân, nhón chân, xoay cổ chân, nâng chân lên và đạp ra xa,…
- Bài tập ở tư thế đứng: gập và uốn cong bàn chân, đi tại chỗ, đi bằng gót chân, ngồi xuống và đứng lên,…
- Bài tập tư thế nằm: gập và uốn cong bàn chân, bắt chéo chân, đạp xe đạp,…
Xem ngay>> 5 bài tập yoga tốt nhất cho người bị suy giãn tĩnh mạch
Với những bài thể dục nói trên, bệnh nhân có thể tập một hoặc kết hợp chúng với nhau. Thời gian tập dài hay ngắn tùy thuộc cơ địa và sức khỏe của từng người. Tốt nhất, bạn chỉ cần dành ra 30 phút mỗi ngày để tập luyện. Ngoài ra, phải dừng ngay khi cơ thể cảm thấy mệt, không gắng sức nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Lưu ý khi chữa giãn tĩnh mạch chân tại nhà
Trên đây là một số cách chữa chân bị giãn tĩnh mạch tại nhà thường được áp dụng vì đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ trong quá trình hồi phục chứ không thể loại bỏ tận gốc triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Bên cạnh đó, khi tiến hành bất kỳ biện pháp nào, bệnh nhân cũng nên tham khảo ý của của các chuyên gia để được hướng dẫn chính xác nhất, tránh những sự cố ngoài ý muốn.
Tây y điều trị suy tĩnh mạch chân chi dưới
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân có rất nhiều. Thế nên chữa tại nhà thôi thì chưa đủ mà cần kết hợp phương pháp khác. Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng Tây y hiện cũng đang được nhiều người áp dụng. Để đẩy lùi triệu chứng bệnh giãn tĩnh mạch chân, Tây y kết hợp một số loại thuốc kháng sinh cùng phẫu thuật ngoại khoa trị bệnh.
Giãn tĩnh mạch chi dưới điều trị bằng thuốc kháng sinh
Các loại thuốc được dùng trong cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân bằng Tây y có tác dụng làm bền thành mạch. Ngoài ra còn có một số thuốc hỗ trợ quá trình điều trị như kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, chống đông máu,…
Tùy vào tình trạng và liệu trình điều trị, bác sĩ sẽ kê một hoặc kết hợp nhiều loại thuốc kể trên.
Bệnh giãn tĩnh mạch chân và cách điều trị bằng ngoại khoa
Đối với một số trường hợp nặng và có dấu hiệu biến chứng, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp ngoại khoa. Tùy vào nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân và triệu chứng gồm các biện pháp:
- Chích xơ: Áp dụng đối với tình trạng giãn tĩnh mạch dạng lưới và khu trú.
- Phẫu thuật: phẫu thuật giãn tĩnh mạch chân được tiến hành khi bệnh đã chuyển nặng hoặc chữa bằng thuốc thời gian dài mà không tiến triển.
- Sóng cao tần hoặc laser: Phương pháp này được tiến hành với những trường hợp thuộc giãn tĩnh mạch chân cấp độ 2 trở lên hoặc điều trị bằng các phương pháp khác mà không khỏi.
Cách trị giãn tĩnh mạch ở chân bằng Tây y tốt không?
Cách điều trị giãn tĩnh mạch ở chân bằng Tây y có ưu điểm ở chỗ hiệu quả dễ nhận thấy, thời gian phục hồi nhanh chóng. Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của nó là không thể trị tận gốc triệu chứng của giãn tĩnh mạch chân.
Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng xấu đến thận và dạ dày. Đồng thời, các biện pháp phẫu thuật xâm lấn khiến bệnh nhân đau đớn và gặp di chứng nguy hiểm sau đó.
Cách chữa suy giãn tĩnh mạch chân bằng đông y
Liệu Đông y có chữa hiệu quả bệnh suy giãn tĩnh mạch chân hay không?
Quan niệm của Đông y về bệnh
Đông y (Y học cổ truyền) xem triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch chân thuộc chứng thanh xà độc. Bởi nhìn từ bên ngoài, những đường tĩnh mạch nổi lên da trông như con rắn xanh bò ngoằn ngoèo.
Các thầy thuốc xác định nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân do huyết ứ khí trệ. Xa hơn, những yếu tố dẫn đến tình trạng này phụ thuộc vào công việc, tư thế sinh hoạt, môi trường, thoái hóa,…
Vì cơ thể chúng ta là một thể thống nhất nên bất kỳ tổn thương ở bất kỳ vị trí nào cũng ảnh hưởng đến vùng khác. Do đó, phải chữa bệnh càng sớm càng tốt nhằm ngăn chặn biến chứng xấu có thể xảy ra.
Điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng Đông y không chỉ tập trung loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Hơn thế nữa, còn phải tăng cường độ bền thành mạch, nâng cao sức đề kháng, phòng tránh bệnh tái phát sau này.
Đông y chữa như thế nào?
Suy giãn tĩnh mạch chi dưới và cách điều trị bằng Y học cổ truyền là kết hợp giữa bài thuốc uống với các phương pháp hỗ trợ bên ngoài.
Trong đó bài thuốc uống được bào chế từ các thảo dược thiên nhiên. Cụ thể như đương quy, xích thược, hồng hoa, đào nhân, xuyên khung,… Các dược liệu này vô cùng lành tính và an toàn khi sử dụng. Công dụng của nó vừa loại bỏ căn nguyên gây bệnh vừa bồi bổ dưỡng chất cho cơ thể.
Vì giãn tĩnh mạch có tính chất dai dẳng và dễ tái phát nên Đông y áp dụng song song một số phương pháp bên ngoài. Thay vì phẫu thuật xâm lấn gây đau đớn, những cách này chỉ tác động ở vùng da bên ngoài. Từ đó, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình hồi phục. Tùy vào tình trạng mà bác sĩ có thể chỉ định tiến hành vật lý trị liệu, châm cứu hoặc xoa bóp.
Vật lý trị liệu suy giãn tĩnh mạch chân
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân liên quan đến thói quen ít vận động. Do đó, điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới bằng vật lý trị liệu sẽ giúp cải thiện chức năng vận động. Thông qua đó, phần chân sẽ trở nên linh hoạt hơn, hạn chế đau nhức và phình tĩnh mạch. Bên cạnh đó, biện pháp này còn giúp ngăn chặn biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Các bài tập vật lý trị liệu tương đối đơn giản. Trong đó gồm gập – duỗi cổ chân, xoay khớp cổ chân, bắt chéo chân, nâng cao chân,… Bệnh nhân có thể thực hiện ngay tại nhà. Tuy nhiên trước đó phải được sự hướng dẫn của những người có chuyên môn.
Cách xoa bóp giãn tĩnh mạch chân
Xoa bóp chữa giãn tĩnh mạch chân giúp cải thiện quá trình tuần hoàn, hạn chế hiện tượng máu bị tắc nghẽn ở chân. Nhờ đó đẩy lùi triệu chứng đau đớn, nhức mỏi, sưng phù do bệnh gây ra. Đồng thời, các kích thích từ bên ngoài còn tạo ra sự hưng phấn, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi.
Điều trị giãn tĩnh mạch chi dưới bằng cách châm cứu
Cách trị suy giãn tĩnh mạch chân bằng châm cứu cũng phổ biến không kém trong Đông y. Tùy theo mức độ bệnh ở từng người, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ châm cứu tương ứng. Thông thường, đối với bệnh nhân giãn tĩnh mạch chi dưới, vị trí thực hiện nằm tại các huyệt như Dương lăng tuyền, Âm lăng tuyền, Huyền chung, Tam âm giao.
Một liệu trình châm cứu thường diễn ra trung bình trong khoảng 20 ngày. Tuy nhiên, thời gian này có thể dài hơn dựa vào tình trạng của người bệnh.
Vì sử dụng kim tác động lên da thịt nên phương pháp này sẽ chống chỉ định đối với một số trường hợp. Bao gồm người có dấu hiệu tê nhức, nặng chân… Đồng thời, không tiến hành lên vùng da bị lở loét, phù nề và nhiễm trùng.
Đông y có trị bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới hiệu quả không?
Với cách trị tập trung vào nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân, Đông y giúp người bệnh cải thiện triệu chứng rõ rệt. Cùng với các phương pháp hỗ trợ bên ngoài, quá trình điều trị cũng được rút ngắn. Không những vậy, khả năng tái phát sau đó ở mức rất thấp.
Tuy nhiên, thuốc Đông y cần nhiều thời gian để thẩm thấu sâu vào cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân nên tuân thủ theo liệu trình của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.
Chi phí phẫu thuật giãn tĩnh mạch chân
Chúng ta đã tìm hiểu về nguyên nhân cũng như 3 cách trị bệnh giãn tĩnh mạch chân. Đến đây, bạn đọc có lẽ đã biết được phương pháp nào có thể trị hiệu quả. Và một vấn đề khác mà nhiều bệnh nhân cùng thắc mắc đó là chi phí điều trị giãn tĩnh mạch như thế nào.
Trên thực tế, rất khó xác định mức phí cụ thể. Vì nó còn dựa vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh, phương pháp điều trị cũng như quá trình phục hồi. Thông thường, các biện pháp xâm lấn trong Tây y vốn đã có mức giá tương đối cao. Để hết bệnh, bạn phải tiến hành nhiều lần. Điều này càng tốn kém hơn bao giờ hết.
Trong khi đó, giãn tĩnh mạch chân cách điều trị bằng Đông y tuy tác dụng chậm hơn một chút nhưng khả năng hồi phục cao. Hơn thế nữa, triệu chứng giãn tĩnh mạch chi dưới hầu như không xuất hiện ngay cả khi kết thúc chữa bệnh. Do đó, người bệnh sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.
Cách phòng ngừa giãn tĩnh mạch chân
Dù bằng phương pháp nào, việc điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu chi dưới cũng vô cùng tốn kém. Thay vì để bệnh phát tán rồi chữa, bạn vẫn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa giãn tĩnh mạch ở chân ngay từ bây giờ.
Từ những nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân đã nói ở trên, chúng ta có những cách để ngăn bệnh gồm:
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Một trong những điều bạn cần thay đổi để hạn chế nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch gồm:
- Hạn chế đứng hoặc ngồi tại một chỗ quá lâu hoặc mang vác vật nặng.
- Đối với nữ giới, tránh mang giày cao gót khi không quá cần thiết. Nếu mang, hãy cố gắng đi cân bằng để trọng lượng dồn đều lên hai chân.
- Trong lúc nằm ngủ, bạn có thể kê gối ở chân với độ cao khoảng 15 – 20cm.
- Chọn những loại quần áo thoải mái, tránh mặc đồ bó sát vào cơ thể thường xuyên.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân một phần cũng do việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo, caffeine,… Vì vậy cách hạn chế giãn tĩnh mạch chân chính là giảm bớt các loại thức ăn này. Thêm vào đó, bổ sung những món ăn tốt cho sức khỏe như:
- Thực phẩm chứa nhiều chất xơ: ngũ cốc, rau củ và trái cây.
- Ăn nhiều bông cải xanh, hành tây, trà xanh, ớt chuông,…
- Thực phẩm có chứa nhiều kali và vitamin C, E: cá ngừ, đậu lăng, đu đủ, bưởi, dầu thực vật, bơ, hạnh nhân,…
Giãn tĩnh mạch chân có nên đạp xe
Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao sẽ hạn chế nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân. Tuy nhiên, không phải bất cứ môn thể thao nào cũng mang lại lợi ích. Nếu tập không đúng không chỉ triệu chứng giãn tĩnh mạch chân không thuyên giảm mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Đạp xe liệu có dành cho người bị giãn tĩnh mạch chi dưới? Điều này còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh và thể chất của mỗi người.
Nhưng nhìn chung, với những ai giãn tĩnh mạch ở mức nhẹ và trung bình, môn thể thao này có thể chấp nhận được. Trong quá trình đạp xe, bạn nên bắt đầu với tốc độ chậm rãi cũng như quãng đường ngắn. Trường hợp người bệnh có thể trạng yếu và ở mức độ nặng thì đạp xe không được khuyến khích. Dù thế nào đi nữa, bạn cũng hãy liên hệ với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn chính xác nhất.
Bị giãn tĩnh mạch chân có nên đi bộ không
Giãn tĩnh mạch chân có đi bộ được không? Đây cũng là điều mà nhiều người quan tâm. So với đạp xe, đi bộ có vẻ nhẹ nhàng hơn. Thế nhưng nó có thực sự phù hợp?
Nhiều bệnh nhân mắc giãn tĩnh mạch chân thường ngại việc đi bộ. Lý do vì họ lo sợ làm triệu chứng giãn tĩnh mạch ở chân trầm trọng hơn. Thế nhưng các chuyên gia lại cho rằng môn thể thao này hỗ trợ tốt cho người bệnh. Lợi ích có thể kể đến như tăng cường quá trình bơm máu, hạn chế tắc nghẽn máu. Đồng thời, đi bộ còn giúp cải thiện tâm trạng, giấc ngủ cũng như hệ miễn dịch.
Bác sĩ cũng khuyên rằng người bệnh chỉ cần đi bộ khoảng 10 phút mỗi ngày. Thời gian này có thể ngắn hơn tùy thuộc vào sức khỏe. Và bạn có thể dừng lại nếu xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi, tránh vận động quá sức. Như vậy, chúng ta đã biết được giãn tĩnh mạch chi dưới có nên đi bộ không.
Bài viết vừa rồi đã điểm qua 5 nguyên nhân giãn tĩnh mạch chân. Từ đó, chúng tôi cũng giới thiệu những phương pháp chữa bệnh phổ biến. Nổi bật nhất là Đông y với ưu điểm hiệu quả cao, khả năng tái phát thấp. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn đọc trong việc phòng chống và điều trị bệnh.