5 thông tin quan trọng về Suy van tĩnh mạch chi dưới

Suy van tĩnh mạch chi dưới chẳng những xảy ra ở người lớn tuổi mà còn với những ai đang trong độ tuổi lao động. Vì bệnh diễn tiến âm thầm nên nhiều người không nhận biết kịp thời và chăm sóc phù hợp. Điều này dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, đe dọa sức khỏe. Do đó, để hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như cách chữa trị đúng đắn, mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết sau đây. 

Mục Lục

Suy van tĩnh mạch chi dưới là bệnh gì? 

Van tĩnh mạch là gì? 

Tĩnh mạch (ven) thuộc hệ tuần hoàn của cơ thể. Nó đảm nhận nhiệm vụ vận chuyển máu từ các mao mạch có lượng oxy thấp về tim. Tĩnh mạch được phân thành 4 loại: 

  • Tĩnh mạch nông gồm những mạch máu nằm sát bề mặt cơ thể. 
  • Tĩnh mạch sâu nằm xa bề mặt cơ thể và có các động mạch tương ứng. 
  • Tĩnh mạch phổi tập hợp các mạch máu từ phổi đến tim. 
  • Tĩnh mạch hệ thống dẫn lưu máu từ mô cơ thể và cung cấp máu đã khử oxy về tim. 
VAN TINH MACH LA GI
Van tĩnh mạch là gì

Trong lòng tĩnh mạch là các van tĩnh mạch nằm dọc theo chiều dài của nó. Cơ quan này đóng vai trò cho máu di chuyển theo một chiều từ tĩnh mạch về tim. Ngoài ra nó còn giữ cho máu không bị ứ đọng và hình thành cục máu đông. 

Bệnh suy van tĩnh mạch là bệnh gì? 

Nếu van tĩnh mạch không thực hiện đúng chức năng của nó sẽ dẫn đến điều gì? Một số trường hợp vì một nguyên nhân nào đó mà van tĩnh mạch suy yếu, không mở làm máu ứ đọng lại. Lâu dài dẫn đến suy van tĩnh mạch chi dưới. 

benh suy van tinh mach chi duoi la gi
Bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới là gì

Trên thực tế, suy tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào. Nhưng vì hệ thống tĩnh mạch chân dài, cấu tạo phức tạp cũng như phải chịu áp lực lớn nên đây là nơi dễ gặp phải tình trạng này.  

Bệnh suy van tĩnh mạch còn được biết đến với những tên gọi khác như: giãn tĩnh mạch sâu chi dưới, suy van tĩnh mạch nông chi dưới, suy van tĩnh mạch chân. 

Xem thêm:

Nguyên nhân dẫn đến suy van tĩnh mạch sâu hai chi dưới

Suy van tĩnh mạch chi dưới thường xảy ra chủ yếu ở những nhóm đối tượng như: 

  • Người cao tuổi
  • Người mắc bệnh béo phì
  • Người làm các công việc đứng nhiều, ít di chuyển như nhân viên văn phòng, bán hàng, giáo viên,… 
  • Phụ nữ mang thai nhiều lần
nguoi beo phi thuong dan toi benh suy van tinh mach chi duoi
Người béo phì thường dẫn tới suy van tĩnh mạch chi dưới

Vì đâu mà dẫn đến suy giãn tĩnh mạch chi dưới? Có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vì các lý do sau: 

  • Môi trường làm việc ẩm thấp, phải đứng hoặc ngồi trong nhiều giờ liền. 
  • Thói quen lười vận động, mang vác vật nặng,… khiến máu dồn xuống và tăng áp lực lên các tĩnh mạch 2 chân. Lâu ngày làm tổn thương van tĩnh mạch. 
  • Người mắc bệnh béo phì, thừa cân, táo bón
  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn uống thiếu chất xơ và vitamin, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia nhiều,… 
  • Phụ nữ sinh nở nhiều lần hoặc thường xuyên mang giày cao gót
  • Quá trình thoái hóa tự nhiên khi lớn tuổi

Triệu chứng suy van tĩnh mạch sâu chi dưới

Các cấp độ của bệnh suy van tĩnh mạch chân

Dựa trên mức độ tổn thương da, suy van tĩnh mạch chi dưới được chia thành các mức độ từ C0 – C6. Đây là cách phân loại theo CEAP. Cụ thể: 

  • C0: Bệnh đã bắt đầu hình thành nhưng chưa nhận thấy biểu hiện rõ ràng. 
  • C1: Tĩnh mạch giãn thành dạng lưới hoặc mạng nhện với đường kính 3mm.  
  • C2: Kích thước tĩnh mạch bị giãn tăng hơn 3mm.  
  • C3: Chi dưới có dấu hiệu sưng phù.  
  • C4: Da bị biến đổi, rối loạn sắc tố
  • C5: Trên da hình thành vết loét kèm theo sẹo 
  • C6: Vết loét xuất hiện nhiều hơn và sâu hơn. 
trieu chung benh suy van tinh mach chi duoi
Triệu chứng bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới

Triệu chứng khi mắc suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Khi chân bị giãn tĩnh mạch, bạn sẽ nhận thấy những triệu chứng sau: 

  • Có cảm giác nặng chân, mang giày dép chật hơn bình thường
  • Mỏi hoặc phù chân khi đứng/ ngồi lâu
  • Bị chuột rút vào ban đêm, chân châm chích như bị kiến bò
  • Trên da xuất hiện những mạch máu nhỏ li ti kết thành hình mạng nhện hoặc hình lưới. Chúng nổi dọc theo đùi, mắt cá chân hay đầu gối
  • Sưng phù hoặc ngứa ngáy mắt cá chân, bàn chân
  • Vùng da tổn thương đổi màu, có thể xuất hiện lở loét

Ngay khi phát hiện những triệu chứng trên, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Nếu không, bệnh sẽ trở nặng theo thời gian và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Suy van tĩnh mạch chi dưới có nguy hiểm không? 

Suy van tĩnh mạch chi dưới không chỉ gây mất thẩm mỹ trên da mà còn kéo theo nhiều hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng. Trong đó bao gồm: 

  • Trước hết, người bệnh sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, bứt rứt và đau đớn. Ngoài ra, những đoạn tĩnh mạch nổi ngoằn ngoèo trên da cũng gây mất thẩm mỹ. 
  • Vì cảm giác khó chịu ở chân nên người bệnh gặp khó khăn trong sinh  hoạt cũng như làm việc. 
  • Nếu không cẩn thận để va chạm vào vùng da tổn thương, tĩnh mạch có thể bị vỡ. Hậu quả dẫn đến xuất huyết, nhiễm trùng, thậm chí lở loét nặng phải cắt cụt chi. 
  • Tổn thương làm rối loạn biến dưỡng da. Từ đó có nguy cơ mắc nhiều bệnh ngoài da như chàm, viêm da,…
  • Biến chứng nghiêm trọng nhất là hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Máu đông có thể di chuyển đến phổi làm thuyên tắc tĩnh mạch phổi, tăng khả năng tử vong. 
suy van tinh mach chi duoi rat nguy hiem
Bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới rất nguy hiểm

Để tránh những biến chứng nguy hiểm như trên, người bệnh cần thăm khám ngay khi phát hiện triệu chứng bệnh. Đặc biệt, bạn cần chọn đúng phương pháp điều trị nhằm đạt kết quả tốt nhất. Hiện nay, có 3 phương pháp chữa suy giãn tĩnh mạch. Cụ thể như thế nào, mời các bạn cùng theo dõi phần tiếp theo. 

Cách điều trị suy van tĩnh mạch chi dưới

3 cách điều trị suy van tĩnh mạch bao gồm: 

Chữa suy van tĩnh mạch chi dưới tại nhà

Để cải thiện triệu chứng, bạn có thể điều trị suy van tĩnh mạch sâu 2 chi dưới tại nhà bằng những cách như: 

  • Tập luyện thể thao thường xuyên. Những bài tập thích hợp với những người bị suy van tĩnh mạch gồm bơi lội, đạp xe, yoga,…
  • Sử dụng vớ y khoa dành cho người bị giãn tĩnh mạch. Loại vớ này giúp hỗ trợ các cơ và tĩnh mạch trong việc điều hướng máu lưu thông về tim.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, tăng cường thực phẩm giàu flavonoid (hành, bông cải xanh,…), kali (hạnh nhân, hạt dẻ cười, khoai tây,…) và chất xơ (yến mạch, lúa mì, ngũ cốc,…). 
  • Kiểm soát cân nặng, tránh để rơi vào tình trạng thừa cân hay béo phì. 
  • Mặc trang phục thoải mái, hạn chế mặc đồ bó sát, đặc biệt nữ giới tránh tối đa việc mang giày cao gót. 
  • Tránh thói quen đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu và ngồi bắt chéo chân, kê chân cao khi nằm nghỉ. 
cach chua suy van tinh mach chi duoi bang cach tap yoga
Cách chữa suy van tĩnh mạch chi dưới bằng cách tập yoga

Cách điều trị suy van tĩnh mạch chi dưới tại nhà chỉ có tác dụng với trường hợp bệnh còn ở giai đoạn nhẹ. Đồng thời, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến từ các chuyên gia để thực hiện đúng cách, tránh những sai lầm khi áp dụng. 

Điều trị suy van tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp ngoại khoa

Khi bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới ở tình trạng vừa và nặng, bên cạnh việc dùng thuốc, bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp ngoại khoa. Chủ yếu gồm: 

  • Tiêm xơ vào hệ thống tĩnh mạch 
  • Phẫu thuật lột bỏ tĩnh mạch, sửa van, tạo hình tĩnh mạch qua da,…
  • Điều trị bằng sóng cao tần hoặc laser

Phương pháp này tuy mang đến hiệu quả nhanh chóng nhưng lại tiềm ẩn nhiều hạn chế như: 

cah chua suy van tinh mach chi duoi bang phuong phap ngoai khoa
Cách chữa suy vãn tĩnh mạch chi dưới bằng phương pháp ngoại khoa
  • Đầu tiên chính là chi phí điều trị tương đối cao, không phù hợp với một số bệnh nhân. 
  • Kế đến chẳng những không thể trị tận gốc, người bệnh còn có nguy cơ đối mặt với những biến chứng sau phẫu thuật. 
  • Bệnh vẫn có khả năng tái phát sau khi kết thúc điều trị. 

Do đó, khi điều trị bằng phương pháp ngoại khoa, bệnh nhân nên cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ lưỡng. 

Xem ngay:

Điều trị suy van tĩnh mạch chi dưới bằng Đông y 

Một phương pháp chữa bệnh suy van tĩnh mạch sâu chi dưới khác được nhiều người tin tưởng là Đông y (Y học cổ truyền). Phương pháp này có gì đặc biệt? 

Theo Y học cổ truyền, tình trạng chân bị giãn tĩnh mạch còn được gọi là chứng thanh xà độc. Nguyên nhân chủ yếu do huyết ứ khí trệ. Không chỉ vậy, Đông y còn cho rằng cơ thể con người gồm một khối thống nhất, chỉ một cơ quan tổn thương cũng ảnh hưởng đến những phần còn lại, Vì vậy, bên cạnh kiểm soát triệu chứng, phương pháp này còn tập trung cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh. 

Để làm được điều đó, Đông y chữa suy van tĩnh mạch chi dưới bằng cách: 

  • Sử dụng bài thuốc uống: Các thành phần trong thuốc đề có nguồn gốc từ thiên nhiên, an toàn và lành tính khi sử dụng. Đặc biệt, thuốc Đông y giúp làm tan cục máu đông, tăng cường độ bền cho thành mạch mà ít gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng đến các cơ quan khác. 
  • Vật lý trị liệu: Để bài thuốc thẩm thấu nhanh hơn, bác sĩ còn kết hợp một số phương pháp hỗ trợ bên ngoài như châm cứu, vật lý trị liệu. Điều này nhằm tạo ra tác dụng kép, tác động vào vùng tổn thương, hoạt huyết, ổn thông kinh mạch. 
chua suy van tinh mach chi duoi bang dong y mang lai hieu qua cao
Cách chữa suy van tĩnh mạch chi dưới bằng đông y mang lại hiệu quả cao

Ưu điểm nổi bật khi trị bệnh bằng Đông y bao gồm: 

  • Bài thuốc gồm các thảo dược thiên nhiên, an toàn cho cơ thể. 
  • Thuốc ít gây tác dụng phụ hoặc tổn hại đến gan, thận. 
  • Các phương pháp hỗ trợ không xâm lấn, tránh tổn thương cơ thể và gây đau đớn. 
  • Cơ chế tác động kép giúp cải thiện triệu chứng bên ngoài lẫn loại bỏ tác nhân gây bệnh bên trong cơ thể. 
  • Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, tránh nguy cơ tái phát sau khi kết thúc điều trị. 

Mặc dù vậy nhưng thuốc Đông y cần thời gian dài để thẩm thấu sâu và phát huy tác dụng. Do đó bệnh nhân cần thực hiện theo liệu trình cũng như hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. 

Bài viết vừa rồi đã cung cấp những thông tin quan trọng về căn bệnh suy van tĩnh mạch chi dưới. Hy vọng bạn đọc sẽ hiểu thêm về chứng bệnh nguy hiểm này cũng như có cách phòng tránh hiệu quả. Nếu phát hiện dấu hiệu, hãy nhanh chóng thăm khám và điều trị để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *