Trầm cảm khi mang thai phải làm sao cách xử lý tốt nhất 2023

Bệnh trầm cảm hiện nay của chị em phụ nữ chiếm tỉ lệ cao hơn rất nhiều so với đàn ông. Đặc biệt với những ai đang mang bầu hoặc sau sinh thì lại càng dễ rơi vào trầm cảm hơn nếu không có sự chia sẻ và thấu hiểu. Trong bài viết hôm nay, bác sĩ phòng khám đông y An Đông chia sẻ ngọn nguồn về trầm cảm khi mang thai và những hệ lụy của chúng cũng như cách chữa hiệu quả nhất.

Mục Lục

Nguyễn nhân dẫn đến bệnh trầm cảm khi mang thai

Tùy vào mỗi người, và tình trạng sức khỏe của họ thì nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm khi mang thai cũng khác nhau:

 Thay đổi hormone phải đối mặt với những khó chịu

Mẹ bầu có thể phải đối phó với những khó chịu khi mang thai như táo bón, buồn nôn, mệt mỏi hoặc đau lưng. Việc phải trải qua những thay đổi về thể chất, sinh lý, sinh hoạt khiến cho mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, khi chịu và cáu hơn hẳn.

thay doi hormone khi mang thai khien me bau bi tram cam
Thay đổi hormone khi mang thai khiến mẹ bầu bị trầm cảm

Hormone trong cơ thể mẹ bầu đang thay đổi, điều này có thể khiến tâm trạng có sự biến chuyển theo. Bạn sẽ cảm thấy đầu óc luôn căng thẳng, đau nhức không rõ nguyên do, tình trạng này kéo dài sẽ gây ra bệnh trầm cảm.

 Lo lắng về quá trình sinh đẻ

Bạn có thể lo lắng về những gì trong quá trình chuyển dạ và sinh nở hoặc cách chăm sóc em bé. Lần đầu làm mẹ chắc chắn chị em nào cũng lo lắng về quá trình sinh đẻ và nuôi dưỡng bé, lo lắng quá độ khiến bạn cảm thấy căng thẳng, tinh thần bất ổn và dẫn đến stress khi mang thai. Khi đó bà bầu có thể tự mình tìm hiểu về các kiến thức thai giáo thông qua sách, Internet,…

lo lang qua trinh sinh no cung khien phu nu bi tram cam khi mang thai
Lo lắng quá trình sinh nở cũng khiến phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai

Trách nhiệm từ công việc

Trong công việc, mẹ bầu sẽ phải có trách nhiệm với những việc mình làm. Do vậy, việc mang thai đã rất mệt mỏi, lại vừa nhận trách nhiệm từ công việc khiến các bà bầu lo lắng cao độ, dẫn đến tình trạng trầm cảm, đầu óc căng thẳng, mệt mỏi.

Cuộc sống bận rộn

Cuộc sống bận rộn và đôi khi có những bước ngoặt bất ngờ. Điều đó không dừng lại chỉ vì bạn đang mang thai. Khi phải quá lo lắng và làm nhiều việc trong cùng một lúc khiến bản thân các bà bầu cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, lâu dần trở nên trầm cảm khi mang thai.

Từng trải qua cú sốc tâm lý

Những người phụ nữ từng bị bỏ rơi, ruồng rẫy, tấn công tình dục, lạm dụng tình dục… vốn rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Cùng với một số thay đổi đáng kể về mặt tâm – sinh lý trong suốt thai kỳ, các ký ức buồn bã, đen tối trong quá khứ có thể nhấn chìm mẹ bầu trong cảm giác khổ sở, bế tắc và tuyệt vọng.

tiep nhan cu soc la nguyen nhan hang dau khien phu nu bi tram cam khi mang thai
Tiếp nhận cú sốc là nguyên nhân hàng đầu khiến phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai

Chưa chuẩn bị tâm lý tốt

Theo một số nghiên cứu, những phụ nữ mang thai ngoài ý muốn hoặc kết hôn khi còn quá trẻ rất dễ bị trầm cảm trong thai kỳ. Vì đa số đều chưa chuẩn bị tốt tâm lý, đồng thời chưa đủ chín chắn, khôn ngoan để tiếp nhận thiên chức làm mẹ.

Kết quả một cuộc thống kê tại Hoa Kỳ cho thấy, tỷ lệ mắc chứng trầm cảm khi mang thai của những phụ nữ kết hôn ở tuổi vị thành niên cao hơn nhiều so với những phụ nữ lập gia đình khi đã trưởng thành. Các chuyên gia lý giải rằng, phụ nữ kết hôn sớm thường bấp bênh về tài chính, thiếu kinh nghiệm và kỹ năng sống nên thường phải đối mặt với nguy cơ trầm cảm cao.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai khi chưa chuẩn bị tâm lý kỹ lưỡng cũng thường phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách trong cuộc sống. Đó là hàng loạt áp lực vô hình đến từ gia đình, sự nghiệp và các mối quan hệ. Đây đều là những yếu tố gia tăng nguy cơ bị rối loạn trầm cảm cùng với nhiều vấn đề tâm lý khác.

Bất ổn về tài chính

Tài chính là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng trầm cảm khi mang thai. Vì điều kiện tài chính eo hẹp, một số bà bầu thường xuyên ám ảnh câu chuyện tiền nong và cảm thấy bất lực, buồn bã, tội lỗi bởi không thể mang đến cho con trẻ những điều tuyệt vời nhất. Mẹ bầu luôn lo lắng rằng đứa con bé bỏng của mình có thể phải sống chật vật trong khó khăn, nghèo túng ngay khi chào đời.

Gặp trục trặc trong các mối quan hệ

Trong giai đoạn nhạy cảm này, nếu không nhận được sự yêu thương, chăm sóc, quan tâm, ủng hộ đầy đủ từ gia đình. Thai phụ sẽ có xu hướng trở nên trầm uất, tự ti, bế tắc, mặc cảm, cảm thấy tội lỗi và chán ghét bản thân, thậm chí nảy sinh ý định làm đau bản thân. Thực tế cũng cho thấy, đa phần mẹ bầu bị trầm cảm đều gặp phải mâu thuẫn khó có thể giải quyết với bạn đời và những thành viên trong gia đình

vo chong mau thuan cung khien chi em de bi tram cam khi mang thai
Vợ chồng mâu thuẫn cũng khiến chị em dễ bị trầm cảm khi mang thai

Di truyền

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, yếu tố di truyền là tác nhân phổ biến gây ra vấn đề này. Các thai phụ có người thân trong gia đình từng mắc bệnh trầm cảm khi mang thai rất dễ bị căn bệnh phiền toái này quấy nhiễu. Vì vậy, trước khi quyết định mang thai, nên tìm hiểu cẩn thận về hồ sơ di truyền của gia đình, từ đó chuẩn bị tinh thần kỹ lưỡng.

Những dấu hiệu nhận biết trầm cảm khi mang thai

Sau khi mang thai, những người phụ nữ sẽ có những thay đổi nhất định về mặt cơ thể và cả tâm lý tùy vào cơ địa mỗi người phụ nữ. Những biến đổi cảm xúc thường thấy ở những mẹ bầu như lo âu, mệt mỏi,.. Điều cần chú yếu ở đây là cần phải phân biệt được những thay đổi này là bình thường hay là những triệu chứng trầm cảm khi mang thai

Những dấu hiệu của mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai :

  • Giảm khả năng tập trung và khó nhớ
  • Khó đưa ra quyết định
  • Lo âu quá mức trong thai kỳ hoặc về tương lai làm mẹ
  • Cảm thấy tê liệt cảm xúc
  • Khó chịu, cáu gắt với mọi thứ
  • Không hứng thú với bất kỳ điều gì, kể cả việc mang thai
  • Cảm giác thất bại hay tội lỗi
  • Nỗi buồn dai dẳng
  • Luôn thấy mệt mỏi
  • Gặp phải vấn đề với giấc ngủ không liên quan đến thai kỳ như mộng du, ác mộng
  • Luôn thèm ăn, ăn nhiều hoặc chán ăn, mất khẩu vị
  • Mất hứng thú tình dục
  • Suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử
  • Choáng váng, khó thở, toát mồ hôi, tim đập nhanh, cảm giác như bị suy tim hoặc bị ai đó tấn công, thậm chí ngất xỉu
dau hieu tram cam khi mang thai
Dấu hiệu nhận biết phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai

Ngoài các triệu chứng về mặt tâm lý, trầm cảm trong thời kỳ mang thai cũng gây ra một số triệu chứng về cơ thể. Bởi khi não bộ bị ức chế, tín hiệu đến các cơ quan cũng sẽ không bị rối loạn, từ đó dẫn đến hàng loạt các triệu chứng thể chất như:

  • Rối loạn tiểu tiện (tiểu nhiều lần, tiểu nhắt,..)
  • Ăn uống kém, táo bón, đầy hơi, chướng bụng, đau dạ dày, trào ngược dạ dày,..
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược, thường không lên cân được thậm chí bị sụt cân
  • Đánh trống ngực, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, khó thở,..
  • Mất ngủ, ngủ chập chờn, dễ tỉnh giấc do gặp ác mộng

Để đảm bảo an toàn tối đa, mẹ bầu cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện các biểu hiện bất thường kể trên.

Dấu hiệu của trầm cảm khi mang thai trong 3 tháng đầu, cuối

Trong quá trình mang thai những tháng đầu tiên rất quan trọng. Trong những tháng đầu và cuối, người phụ nữ cần được quan tâm và chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp, những người mẹ vô tình mắc phải căn bệnh trầm cảm trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối . Để sớm phát hiện ra và chữa trị kịp thời cần để ý những dấu hiệu sau:

  •  Đau nhức và mệt mỏi: Trong quá trình mang thai, có thể không thoải mái ở tất cả các bộ phận cơ thể. Nếu mẹ bầu nằm trên giường, những khó chịu đó có thể khuếch đại. Nhưng những cơ đau liên quan đến căng thẳng xuất hiện một cách nhất quán ở cùng một nơi, khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và đau nhức rất nhiều
  • Lượng đường trong cơ thể mẹ bầu thay đổi: Tuy thuyền xuyên được kiểm tra sức khỏe hoặc tập thể dục phù hợp theo chỉ định của bác sĩ nhưng nếu lương đường vẫn nằm ngoài phạm vi bình thường, thì có thể là do căng thẳng quá độ. 
dau hieu tram cam khi mang thai 3 thang dau
Dấu hiệu trầm cảm khi mang thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối

Đặc biệt, nếu người mang thai có nguy cơ hoặc được chẩn đoán là mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, kiểm soát trầm cảm phải là một trong kế hoạch điều trị. Các mẹ bầu cần theo dõi lượng đường huyết thường xuyên chuẩn xác để kịp thời chữa trị

  • Stress và cảm thấy vô vọng: Những mẹ bầu chia sẻ rằng họ đôi khi bị căng thẳng và cảm thấy chán nản và suy sụp. Họ cảm thấy vô vọng, tiêu cực và luôn nghĩ về điều tồi tệ nhất có thể xảy ra và dường như không kiểm soát được nó
  • Hay khóc: Những mẹ bầu thấy được mình khóc nhiều hơn so với trước đây, đừng quá vội vàng đổ lỗi cho hormone thai kỳ. Trầm cảm có nhiều khả năng là thủ phạm ảnh hưởng đến khả năng điều chỉnh cảm xúc của mẹ bầu trong trường hợp này
  • Đau hàm : Mẹ bầu thức dậy với một hàm đau nhức hoặc một hàm nhấp khi mẹ bầu mở thì nguyên nhân rất có thể do nắm chặt hàm và nghiến răng suốt đêm
  • Nhiễm trùng thường xuyên: Trong quá trình thai kỳ, những người phụ nữ mang bầu có một hệ thống miễn dịch thấp hơn và có nhiều khả năng bị cảm lạnh.

 Nhưng căng thẳng có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch hơn nữa khiến mẹ bầu bị bệnh thường xuyên. Điều này đặc biệt đáng sợ đối với các bà mẹ đã trải qua quá trình PPROM ( với ối non) hoặc PROM ( vỡ ối sớm), nguy cơ cao bị nhiễm trùng có thể gây tử vong cho con

  • Co thắt: Một trong những tác động trực tiếp nhất của bệnh trầm cảm khi mang thai là các cơn co thắt sớm. Trên thực thế, trầm cảm có liên quan đến việc chuyển dạ sinh non ( đó là khi các cơn co thắt gây ra thay đổi cho cổ tử cung của bạn) và có thể làm gia tăng đáng kể nguy cơ sinh non

Bệnh Trầm cảm có gây ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Khi mẹ bầu mang thai thì hầu như tình trạng sức khỏe và tâm lý của mẹ bầu đều ảnh hưởng rất nhiều đến thai nhi trong bụng

Trầm cảm khi mang thai là nguy cơ khiến khả năng học tập của trẻ yếu kém

 Từ những nguy cơ trên cho thấy, khả năng học tập của những trẻ bị tự kỷ thường yếu kém do không thể tập trung, hay quên, hệ thần kinh kém phát triển, khó khăn trong giao tiếp với mọi người.

tram cam khi mang thai khien be cham phat trien
Trầm cảm khi mang thai khiến bé chậm phát triển

Vùng hồi hải mã trên não giúp con người có khả năng nhớ và học tập tốt. Khi phụ nữ bị bệnh trầm cảm khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của vùng này ở thai nhi. Khi đo vùng hồi hải mã của 112 trẻ 6 tuổi có mẹ mắc chứng trầm cảm khi mang thai, kết quả cho thấy kích thước vùng này của chúng nhỏ hơn so với những trẻ có mẹ bình thường. Điều đó đủ để thấy rằng khả năng học tập của trẻ sẽ kém nếu mẹ bị stress kéo dài khi mang bầu.

Trầm cảm khi mang thai làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị chậm nói

Khi mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai sẽ dẫn đến việc ăn uống không ngon, nghỉ ngơi, ngủ không đủ giấc… Điều này làm cơ thể mẹ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, không cung cấp đầy đủ chất cần thiết cho em bé phát triển, đặc biệt là phát triển hệ thần kinh trung ương, khiến trí não trẻ không được nhanh nhạy, từ đó khả năng ngôn ngữ cũng bị hạn chế hơn những đứa trẻ khác.

Trầm cảm khi mang thai là nguy cơ khiến trẻ bị tự kỷ

Mẹ bầu nên biết rằng, nếu trong thời gian mang thai mẹ luôn mệt mỏi, căng thẳng quá mức dẫn đến trầm cảm khi mang thai thì hormone tâm lý của mẹ sẽ tác động vào hệ thống tuyến nội tiết của con. Từ đó chức năng của hệ thống này bị giảm sút, khiến trẻ bị thiếu hụt một số hormone, khi sinh ra có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao.

Đây được gọi là chứng rối loạn phát triển của hệ thần kinh ở một số trẻ. Những trẻ mắc chứng tự kỷ thường bị hạn chế về khả năng tương tác xã hội, hạn chế về khả năng truyền thông giao tiếp, đồng thời các hành vi sở thích cũng bị hạn chế và thường xuyên lặp đi lặp lại. 

tram cam khi mang thai co the khien be bi tu ky sau nay
Trẩm cảm khi mang thai có thể khiến bé bị tự kỷ sau này

Vì vậy, trẻ bị tự kỷ khó hòa đồng với mọi người, có những biểu hiện khác lạ và thông thường tương lai của những đứa trẻ này sẽ khó phát triển như những đứa trẻ khác.

Nếu bà bầu bị trầm cảm ở tuần thứ 32 thì trẻ sinh ra có nguy cơ bị tự kỷ cao gấp 2 lần, kéo dài đến 4 – 5 tuổi. Với mẹ bầu bị trầm cảm ở tuần thứ 38 – 40, tỉ lệ nguy cơ tự kỷ của đứa trẻ cũng cao gấp 2 lần nhưng kéo dài đến 7 – 8 tuổi.

Tại Mỹ, một số liệu thống kê ước tính có khoảng 1/88 trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ, nhiều hơn cả tỷ lệ mắc bệnh ung thư, tiểu đường và AIDS ở trẻ em cộng lại. Đáng chú ý hơn, một số nghiên cứu cho thấy số bé trai mắc bệnh tự kỷ nhiều hơn bé gái và tỷ lệ được chẩn đoán cao hơn khoảng 3 – 4 lần

Trầm cảm khi mang thai là nguy cơ khiến trẻ bị tăng động

 1 trong 4 hậu quả nghiêm trọng nếu mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai là sẽ khiến em bé bị măc chứng tăng động về sau này. Khi mang thai mà mẹ bầu luôn căng thẳng sẽ khiến lượng hormone cortisol và dolpamine trong máu gia tăng. Những chất này khi đi qua nhau thai sẽ làm nồng độ cortisol và dopamine ở những thai nhi này tăng cao hơn so với thai nhi bình thường khác.

Đặc điểm của 2 loại hormone này là làm tăng tính kích động, sự bồn chồn và giảm tập trung. Và đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến chứng rối loạn hành vi ở trẻ. Trẻ em khi bị tăng động quá mức thường hay quên, không thể tập trung chú ý, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập và trong quan hệ với mọi người.

Bệnh trầm cảm có nguy hiểm hay không?

Bệnh trầm cảm khi mang thai có thể gây ra nhiều hậu quả phức tạp, khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi, gây ra hiện tượng sinh non, sảy thai, thai chết lưu, thai nhi chậm phát triển hoặc phát triển không bình thường, em bé sinh ra bị nhẹ cân, trầm cảm, tự kỷ hay chậm phát triển trí tuệ. Ngoài ra, vấn đề này còn có thể là nguồn gốc của căn bệnh trầm cảm sau sinh. Theo một số thống kê, khoảng 50% số ca trầm cảm khi mang thai sẽ tiến triển thành trầm cảm sau sinh nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời.

tramc am khi mang thai cuc ky nguy hiem
Trầm cảm khi mang thai cực kỳ nguy hiểm
  • Trầm cảm khi mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe tâm thần và thể chất. Có thể nói, đây là vấn đề tâm lý phổ biến nhất hiện nay. Trạng thái tâm lý bất ổn, bi quan, buồn chán,… khiến bệnh nhân mất đi các cảm xúc tích cực, giảm hứng thú với mọi hoạt động xung quanh, dễ nổi giận và xung đột với những người xung quanh. Nếu không được thấu hiểu và chia sẻ, phụ nữ mang thai có thể tự cô lập bản thân, sau đó hình thành ý nghĩ bản thân vô dụng, phạm phải các tội lỗi không thể tha thứ hay nghiêm trọng hơn là ý nghĩ tự hại, tự sát.
  • Bên cạnh những ảnh hưởng đối với tâm lý, trầm cảm còn gây ức chế tư duy và hoạt động. Tình trạng này khiến cho phụ nữ mang thai khó có thể duy trì hiệu suất lao động, phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp và nhiều vấn đề về tài chính.
  • Đối với mẹ bầu không có tài chính ổn định, đây được xem là yếu tố gia tăng mức độ trầm trọng của bệnh trầm cảm. Tài chính là vấn đề rất nhạy cảm trong thời gian mang thai. Bất ổn về thu nhập khiến mẹ bầu bi quan về cuộc sống, dễ nảy sinh xung đột với bạn đời và đôi khi có ý định tự sát để giải phóng bản thân.
  • Trầm cảm trong thời kỳ mang thai còn gia tăng nguy cơ sử dụng chất gây nghiện, hút thuốc lá, bỏ ăn, mất ngủ,… Các yếu tố này đều ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu. Do đó ngoài biến chứng là tự sát và tự hại, hội chứng trầm cảm khi mang thai còn gia tăng các biến chứng thai kỳ như sảy thai, sinh non, thai chết lưu, trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh và mắc các bệnh lý liên quan đến rối loạn phát triển thần kinh.

Phụ nữ mắc bệnh trầm cảm có nên mang thai hay không?

Trẻ em vô cùng ngây thơ và nhạy cảm. Sự phát triển toàn diện của bé phụ thuộc rất nhiều vào công lao nuôi nấng, dạy dỗ của cha mẹ. Em bé khôn lớn và trưởng thành trong vòng tay chăm sóc, bảo bọc đầy yêu thương, tin tưởng của phụ huynh.

Theo như các Y, Bác sĩ nhận định, nhằm đảm bảo sức khỏe sinh sản tối đa, những người bị trầm cảm cần điều trị bệnh lý dứt điểm trong vòng tối thiểu 1 năm trước khi quyết định mang thai.

click-tu-van-sui-mao-ga

Do đó, trên thực tế, nếu sống với người mẹ bị trầm cảm, trẻ sẽ trở nên căng thẳng, bất an, tâm lý và hành vi không ổn định, bình thường. Ở mỗi độ tuổi, tầm ảnh hưởng của tâm trạng người mẹ đối với bé rất khác nhau, cụ thể:

  • Trẻ sơ sinh không thể cảm nhận trọn vẹn tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc, cảm thấy khó chịu, lo lắng khi ở bên cạnh mẹ, khó ngủ, thường xuyên quấy khóc, chậm phát triển thể chất, hay đau bụng, trở nên thụ động, nhút nhát, không muốn giao tiếp, trò chuyện với mọi người…
  • Trẻ biết đi và trẻ học mẫu giáo rụt rè, không độc lập, khó bảo, không nghe lời, vô kỷ luật, dễ nổi nóng, học lực kém, không muốn giao tiếp với người khác…
  • Trẻ lớn đang đi học có sức học kém, lo âu, rối loạn tâm lý, cư xử bất thường, dễ mắc chứng tự kỷ, tăng động…

Nhìn chung, phụ nữ trầm cảm vẫn có thể thụ thai, mang thai và sinh con như bình thường. Họ hoàn toàn không đánh mất cơ hội làm mẹ quý giá của mình. Tuy nhiên, một số trường hợp khó thụ thai do mắc bệnh trầm cảm vì khi bị bệnh, chị em phải đối mặt với quá nhiều căng thẳng, áp lực, cơ thể luôn mệt mỏi, kiệt sức và khó thụ thai hơn.

Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, khi bệnh nhân mang thai và sinh con, bệnh trầm cảm nhất định sẽ tái phát mặc dù trước đó họ đã chữa bệnh hoàn toàn ổn định. Tình trạng này khởi phát và tái phát sau khi sinh con khiến người mẹ phải đương đầu với hàng loạt thử thách trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy con cái.

Có nên uống thuốc trầm cảm khi mang thai hay không?

Thực ra việc đối phó với trầm cảm khi mang thai là rất quan trọng. Phụ nữ mang thai khi bị trầm cảm sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng khi mang thai, thậm chí có thể dẫn đến tàn tật và sẩy thai. Vì vậy, nhiều phụ nữ mang thai sử dụng thuốc chống trầm cảm để điều trị các triệu chứng trầm cảm mà họ gặp phải.

co nen uong thuoc tram cam khi mang thai
Có nên uống thuốc trầm cảm khi mang thai

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2005 cho thấy cứ 20 phụ nữ thì có 1 người dùng thuốc chống trầm cảm khi mang thai để giúp bản thân bình tĩnh hơn. Hầu hết phụ nữ đều do dự khi uống thuốc chống trầm cảm khi đang mang thai, vì sợ rằng nó sẽ không tốt cho sự phát triển của thai nhi.

Nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi sử dụng thuốc trong quá trình mang thai. Nên đến những cơ sở Y tế hoặc phòng khám để được tư vấn và điều trị hợp lý để không ảnh hưởng đến thai nhi và cả mẹ bầu sau này

Mẹ bầu hay có những lo sợ về những tác dụng phụ của thuốc nên thường tránh né điều trị. Nhưng hãy tìm hiểu thêm về phương pháp Đông Y. Vì đây là phương pháp điều trị tất cả các loại bệnh mà hầu như không để lại tác dụng phụ nào cho sức khỏe của người dùng.

Trầm cảm khi mang thai phải làm sao?

Chữa bệnh đối với phụ nữ mang thai cực khó, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Do đó, để đối phó lại bệnh trầm cảm khi mang thai, cách chuyên gia luôn khuyến cáo mẹ bầu nên áp dụng tâm lý. Nếu không hiệu quả, mới bắt đầu sử dụng các phương pháp đặc trị khác.

Quan tâm chia sẻ thấu hiểu từ chồng và người thân

Chỉ cần một sự quan tâm nhỏ từ chồng, các mẹ bầu cũng trở nên vui vẻ hơn rất nhiều. Đa phần phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai đều xuất phát từ ức chế tâm lý bị dồn nén lâu ngày. Công với đó, là thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

quan tam chia se tu chong la giai phap tuyet voi giup me bau vuot qua tram cam
Quan tâm chia sẻ từ chồng là giải pháp tuyệt vời giúp mẹ bầu vượt qua trầm cảm

Do đó, người chồng và người thân phải biết lắng nghe, chia sẻ, quan tâm chăm sóc mẹ bầu tốt hơn. Đặc biệt người chồng có thể làm việc nhà, nấu ăn hay tâm sự kể chuyện vui cũng như nói chuyện với con khi mẹ đang mang thai. Điều này giúp cở bỏ tâm lý bị đè nén của mẹ bầu, chị em sẽ không còn cảm nhận sự mệt mỏi hay bị bỏ rơi. Bên cạnh đó, chồng cũng nên đưa vợ đi dạo để thoải mái hơn.

Thường xuyên tập thể dục thể thao

Thể dục thể thao là bài thuốc quý giá nhất mà con người không cần phải mất tiền tốn kém nào. Tập thể dục hằng ngày không những giúp sức đề kháng miễn dịch được nâng cao mà còn tạo điều kiện lưu thông khí huyết cũng như tinh thần thoái mái nhất có thể.

tap the duc giup me bau vuot qua tram cam de dang
Tập thể dục giúp mẹ bầu vượt qua trầm cảm dễ dàng

Tập luyện từ 15-30 phút mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu thoải mái tinh thần. Từ đó đẩy lùi căn bệnh trầm cảm khi mang thai. Tuy nhiên, vì mẹ bầu không được vận động mạnh, nên lựa chọn các bài tập nhẹ nhàng phù hợp người đang mang thai nhé.

Nghỉ ngơi đầy đủ và có chế độ ăn uống khoa học đủ chất dinh dưỡng

Nghỉ ngơi đầy đủ và chế độ ăn uống khoa học đúng cách sẽ giúp các mẹ bầu cởi bỏ được tâm lý căng thẳng, lo âu. Đồng thời, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mẹ bầu. Bên cạnh đó, Chế độ ăn nhiều caffeine, đường, carbohydrate chế biến, phụ gia nhân tạo và protein có thể tác động xấu đến csuwcs khỏe và tinh thần người bệnh. Do đó, cần lựa chọn những thực phẩm an toàn, nhiều rau sạch, hoa quả tươi sẽ tốt cho người bị trầm cảm

Massage thư giãn cho bà bầu

Massage cũng là 1 cách giúp phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai giải tỏa những áp lực về tinh thần. Liệu pháp massage thư giãn để toàn thân được thả lỏng. Tình trạng mệt mỏi mất ngủ, tê bì chân tay cũng được giảm đáng kể.

Các mẹ có thể lựa chọn các dịch vụ massage cho mẹ bầu hoặc có thể nhờ chồng massage lại càng tuyệt vời hơn.

Ngủ đủ và đúng giấc

Ngủ đủ và đúng giấc cũng là giải pháp tuyệt vời dành cho phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai. Đối với phụ nữ mang thai nên đi ngủ trước 10h tối và thức dậy sau 7h sáng hôm sau. Một giấc ngủ dài sẽ giúp mẹ bầu thoải mái, tạo thêm năng lượng.

cai thien giac ngu cung la cach giup me bau vuot qua tram cam de dang
Cải thiện giấc ngủ cũng là cách giúp mẹ bầu hiệu quả vượt qua trầm cảm

Khi ngủ nên nằm nằm trong tư thế kê cao đầu, chân để giảm tình trạng trào ngược dạ dày giúp một giấc ngủ xuyên suốt hơn. Bên cạnh đó nằm nghiêng sang bên trái cũng là tư thế tuyệt vời để mẹ cảm thấy thoải mái và ngủ ngon hơn.

Gặp bác sĩ trị liệu tâm lý

Nếu thực hiện các biện pháp trên mà không hiệu quả. Phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai phải đến gặp các bác sĩ để trị liệu tâm lý. Qua quá trình trị liệu tâm lý, mẹ bầu sẽ bày tỏ hết được những khuất ức dồn nén. Được chi sẻ, tâm sự sẽ giúp người bị trầm cảm bớt cô đơn, không bị bỏ rơi. Đồng thời, bác sĩ tâm lý sẽ đưa ra lời khuyên hữu ích nhất cho mẹ bầu. Từ đó, giúp họ vững vàng tâm lý vượt qua trầm cảm một cách dễ dàng.

gap bac si tri lieu tam ly neu bị tram cam nang
Gặp bác sĩ tâm lý trị liệu tâm lý nếu bị trầm cảm nặng

Hy vọng sau bài viết này bạn có thể hiểu thêm về căn bệnh trầm cảm khi mang thai. Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp mẹ bầu cần phải làm gì khi bị trầm cảm. Chúc các mẹ mạnh khỏe, mẹ tròn con vuông.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *