Sau sinh, phụ nữ thường đối mặt với rất nhiều vấn đề từ chăm sóc con cái sao cho tốt đến vun vén hạnh phúc gia đình. Những cảm xúc không chia sẻ được với ai, không ai hiểu thấu và thông cảm dẫn tới tâm lý bị dồn nén lâu ngày. Từ đây, không ít phụ nữ đã rơi vào tình trạng bị trầm cảm sau sinh và để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Mục Lục
Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh
Những dấu hiệu cho thấy người phụ nữ đang mắc bệnh trầm cảm sau sinh bao gồm:
- Tâm trạng chán nản, bồn chồn, ủ rũ
- Khóc nhiều
- Xa lánh gia đình và bạn bè
- Chán ăn hoặc ăn nhiều hơn bình thường
- Mất ngủ triền miên hoặc nhiều hơn bình thường
- Mệt mỏi quá mức
- Không có hứng thú hay niềm vui với hoạt động xung quanh ngay cả khi thường ngày yêu thích
- Thường xuyên có cảm giác, khó chịu và tức giận
- Luôn lo lắng rằng mình không phải người mẹ tốt
- Không có hứng thú với em bé hoặc cảm thấy em bé dường như không phải là con của mình
- Giảm trí nhớ, khả năng suy nghĩ tập trung hoặc đưa ra quyết định
- Suy nghĩ làm hại bản thân hoặc em bé
- Suy nghĩ thường xuyên về cái chết hoặc tự tử
Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh
Đến nay vẫn chưa thể kết luận nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh. Bởi đây là dấu hiệu tâm lý, ở mỗi người sẽ do nguyên nhân khác nhau và có những người bị, có người không. Triệu chứng này là sự kết hợp bởi nhiều yếu tố, từ tinh thần, thể chất, tâm lý gây nên. Có thể kể tên 5 nguyên nhân bên dưới :
- Thay đổi hormone trong cơ thể: trong những giờ đầu sau sinh, nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể giảm mạnh đột ngột, từ đó có thể kéo theo trạng thái trầm cảm. Điều này tương tự như việc căng thẳng và thay đổi tâm trạng do nồng độ hormone thay đổi nhẹ trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
- Có bệnh sử bị trầm cảm: Những phụ nữ bị chứng trầm cảm trước, trong hoặc sau khi mang thai. Hay những người đang điều trị trầm cảm có nguy cơ mắc chứng trầm cảm sau sinh cao hơn so với người bình thường.
- Yếu tố cảm xúc: Mang thai không theo kế hoạch hay mang thai ngoài ý muốn có thể làm ảnh hưởng đến cảm xúc của người mẹ trong thai kỳ. Ngay cả khi mang thai đúng theo kế hoạch , một số mẹ bầu vẫn cần một khoảng thời gian dài để thích nghi với việc sẽ có em bé. Ngoài ra, khi bé có vấn đề, vấn đề sức khỏe hoặc phải điều trị dài ngày trong bệnh viện, người mẹ có thể trải qua những cảm xúc buồn, giận, có lỗi. Đây là những cảm xúc làm ảnh hưởng đến tự tin và gây áp lực lên người mẹ. Từ đó gây ra tình trạng trầm cảm sau sinh rất cao.
- Mệt mỏi: Rất nhiều phụ nữ cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau khi sinh, họ phải mất hàng tuần trời để sức khỏe và năng lượng hồi phục trở lại. Ở những sản phụ sau khi sinh con theo phương pháp mổ lấy thai, thời gian hồi phục có thể còn dài hơn.
- Yếu tố đời sống: Thiếu sự giúp đỡ của người thân. Trải qua sự kiện căng thẳng như có người thân vừa qua đời, người thân trong gia đình mắc bệnh, thay đổi nơi ở, cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ trầm cảm sau sinh.
Hậu quả của trầm cảm sau khi sinh
- Khiến mẹ bị sụt cân, suy dinh dưỡng hoặc tăng cân quá đà.
- Gây ra suy nhược thần kinh, hoang tưởng, hành vi nguy hiểm.
- Dẫn đến mất kiểm soát hành vi, có thể tự tử.
- Khiến các bệnh tim mạch xuất hiện
- Làm suy giảm hệ miễn dịch cơ thể.
- Dẫn tới Rối loạn tâm thần.
- Gây ra cái chết cho con cái.
- Khiến trẻ bị rối loạn giấc ngủ, hay quẩy khóc
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển và nhận thức của bé sau này.
Trầm cảm sau khi sinh có chữa được không?
Trầm cảm sau sinh gây ra những hậu quả rất nặng nề cho sức khỏe, tâm lý của mẹ và con. Vậy nhiều gia đình hỏi trầm cảm có chữa được không?
Điều trị bệnh trầm cảm sau sinh hoàn toàn có thể có kết quả tố nếu thực hiện điều trị sớm, kịp thời. Các chuyên gia sức khỏe tâm lý có thể giúp các mẹ sau sinh có hướng điều trị trầm cảm phù hợp và đúng đắn nhất. Nhưng cần sự hợp tác điều trị từ bệnh nhân thì quá trình điều trị mới tốt lên được.
Vượt qua trầm cảm sau khi sinh như thế nào tốt nhất?
Nếu bạn nghi ngờ người thân hoặc bạn bè mắc chứng trầm cảm nên hướng dẫn họ đến tìm sự chăm sóc từ cách chuyên gia hoặc cải thiện tâm trạng của họ bằng những phương pháp sau:
Ngồi thiền: Mỗi tuần ngồi thiền 15-20 phút mỗi ngày vào buổi sáng sớm trước khi con dậy, tinh thần người mẹ sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn hẳn.
Chia sẻ công việc với chồng: có thể đây là lý do khiến người phụ nữ bị trầm cảm là bởi vì luôn cảm thấy chồng không quan tâm, không đỡ đần việc nhà và trông con. Nhìn xung quanh thấy chồng của người khác biết lo lắng cho vợ con.
Thay đổi một số điều nho nhỏ: sau khi sinh mỗi một người phụ nữ có rất nhiều vấn đề khác nhau dẫn đến trầm cảm, để thoát khỏi tình trạng này thì chị em cần phải biết mình đang gặp vấn đề gì để từ đó thay đổi, lấy lại tình trạng tích cực hơn cho bản thân. Biết quan tâm, chăm sóc với bản thân mình để trở nên tự tin hơn.
Gặp chuyên gia tâm lý: Chia sẻ những vướng mắc với chuyên gia tâm lý sẽ giúp các mẹ gỡ mắc được những áp lực bị kìm nén chịu đứng. Bác sĩ tâm lý sẽ đưa ra lời khuyên cũng như hướng giải quyết khắc phục, giúp các mẹ trở nên thoái mái hơn. Từ đó loại bỏ hết những áp lực còn vướng bận trong tâm trí.
Để tìm được cách phù hợp chữa bệnh trầm cảm sau sinh hãy nhanh chóng tìm đến những cơ sở uy tín và chất lượng để được tư vấn tận tình.
Cách trị bệnh trầm cảm sau sinh hiệu quả?
Hiện nay, có rất nhiều cách để trị bệnh trầm cảm. Điều trị bệnh trầm cảm là một quá trình lâu dài điều trị bằng thuốc và cả về mặt tâm lý. Có rất nhiều người mẹ lo ngại, khi điều trị trong khoảng thời gian dài bằng Tây y sẽ sẽ ảnh hưởng đến dòng sữa cho con uống nên nhiều người từ chối điều trị mà khiến bệnh tình nặng hơn. Có rất nhiều mẹo để chữa bệnh Trầm cảm được lưu truyền trong dân gian như:
Bí quyết trị bệnh trầm cảm bằng củ nghệ
hoạt chất curcumin từ củ nghệ có thể nuôi dưỡng các tế bào thần kinh của bộ não, tăng cường sức khỏe tổng thể và kiểm soát những biểu hiện của chứng trầm cảm ( buồn bã, lo lắng, mệt mỏi, cau có, đau khổ, mất ngủ, thiếu năng lượng, cảm giác tội lỗi,…)
Bài thuốc 1: Chuẩn bị nước cốt của trái cam, nước cốt của 2 trái chanh tươi, 4 muỗng cà phê mật ong nguyên chất, 2 muỗng cà phê bột nghệ và 4 chén nước lọc. Trọn đều toàn bộ nguyên liệu. Thưởng thức 1 lần/ ngày trong vòng 7 ngày liên tục
Bài thuốc 2: chuẩn bị một lượng bột nghệ vừa đủ, 1 muỗng cà phê bột me, nước cốt của 1 trái chanh, 2 muỗng cà phê mật ong nguyên chất và 1 ly nước lọc. Nấu sôi bột nghệ trong khoảng 20 phút. Lọc lấy phần nước trong của dung dịch vừa làm. Trộn đều nước bột nghệ, bột me, nước lọc và mật ong nguyên chất
Mẹo dân gian chữa bệnh trầm cảm bằng bạc hà
Có thể bổ sung lá bạc hà vào bữa ăn hàng ngày như mọi loại rau thơm ăn kèm hoặc xay nhuyễn, lọc lấy tinh thần nước cốt, pha thêm chút mật ong để thưởng thức hàng ngày. Hãy kiên trì thực hiện trong một khoảng thời gian đủ dài cho đến khi bạn có thể kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh trầm cảm, sau đó giảm dần liều lượng
Bí quyết trị bệnh trầm cảm bằng trà xanh
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, lá trà xanh có thể củng cố khả năng tập trung, kích thích não bộ phát triển toàn diện, hạn chế tình trạng lo âu, căng thẳng, mệt mỏi. Vì vậy, mỗi khi cảm thấy lo lắng, bất an, bế tắc, sợ hãi, hồi hộp quá mức , bệnh nhân hãy dùng ngay một tách trà xanh ấm nóng để nhanh chóng lấy ổn định tinh thần
Bên cạnh trà xanh, trà hoa cúc cũng là thức uống lý tưởng giúp chúng ta kiểm soát cảm xúc và duy trì tâm thế điềm tĩnh, thư thái. Bạn có thể thay trà xanh bằng hoa cúc nếu thích
Lưu ý những bài thuốc dân gian chữa trầm cảm sau sinh trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Do đặc thù đang nuôi con nhỏ và cho con bú. Trước khi thực hiện bất cứ bài thuốc nào bạn cũng phải cần phải tham khảo và có hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Không được tự ý sử dụng, bởi có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa của mẹ, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé.
Trên đây là những thông tin về bệnh trầm cảm sau sinh mà bác sĩ đông y An Đông muốn chia sẻ đến bạn đọc. Hi vọng, thông qua bài viết này, các mẹ sẽ tìm ra được giải pháp tốt nhất để khắc phục căn bệnh tai hại này. Chúc các mẹ mạnh khỏe, con trộm ví hay ăn chóng lớn.